In Tin mới
Rác thải nhựa lên tiếng: Khi Trái đất này chỉ còn là “Quả bóng trắng”?
Sự gia tăng liên tục của rác thải nhựa trên toàn thế giới do hoạt động sản xuất và sinh hoạt đã khiến môi trường chịu nhiều áp lực, dẫn đến tình trạng ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Qua bài viết này, hãy cùng R One lắng nghe rác thải nhựa sẽ “lên tiếng” những gì nhé.
Thế giới chuyển mình sau sự bùng nổ ngành công nghiệp nhựa
Trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của con người, nhựa đã là vật dụng tương đối phổ biến và được đánh giá là hữu dụng. Từ những năm 1800 thì các nhà khoa học người Anh đã biết dùng mủ cao su – vốn là tiền thân của nhựa hiện đại. Những giai đoạn sau, nhựa tiếp tục là nguyên liệu được săn đón cho đến năm 1900, một chiếc một lớp bao bì không thấm nước và mềm dẻo, linh hỏa đầu tiên ra đời gọi là Cellophane ra đời.
Tuy nhiên, phải đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuối thập niên 1930 ngành công nghiệp nhựa mới thực sự bùng nổ. Cuối cùng năm 1950 túi nhựa đựng rác polyetylen màu đen đầu tiên được ra đời và sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. Suốt nhiều thập kỷ qua ngành công nghiệp nhựa liên tục phát triển, ước tính đến năm 2019, giá trị ngành công nghiệp nhựa đã vượt 242 tỷ USD và đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Khách quan nhìn nhận sự ra đời của bao bì nhựa nói riêng và các sản phẩm nhựa nói chung đã trở thành phát minh quan trọng của nhân loại trong thế kỷ 20. Nhờ có nó mà lối sống thành thị hiện đại mới được duy trì, chứa đựng thực phẩm dễ dàng hơn,…và nhiều lợi ích khác.
Rác thải nhựa đã vượt tầm kiểm soát?
Rác thải nhựa là cụm từ được sử dụng để chỉ những sản phẩm được làm bằng nhựa, đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến và vứt ra ngoài môi trường. Rác thải nhựa gồm có túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa hay các loại đồ chơi, vật dụng bằng nhựa.
Mặc dù không thể phủ nhận lợi ích của các loại nhựa nhưng cũng phải thừa nhận rằng các đặc tính rẻ tiền, tiện lợi, bền bỉ và khó phân huỷ đã tạo ra thách thức rất lớn đối với môi trường. Số lượng túi nhựa nói riêng và rác thải nhựa nói chung đã tăng đến hàng nghìn tỷ tấn/năm phần lớn lại không qua phân loại, thu gom và tái chế khiến môi trường bị huỷ hoại.
Cụ thể theo báo cáo của WHO Mỗi ngày thế giới thải ra hơn 3,5 triệu tấn rác, dự đến vào cuối thế kỷ 21, lượng rác được thải ra mỗi ngày có thể lên đến 11 triệu tấn. Khi chất thải nhựa phát sinh theo quy mô lớn dẫn đến quy mô tái chế nhựa không theo kịp dẫn đến ngày càng nhiều nhựa kết thúc vòng đời ở ngoài môi trường hoặc ở các bãi chôn lấp. Kéo theo đó là hệ lụy vô cùng nặng nề, về lâu dài thì sức khoẻ, sự đa dạng của sinh học và cả con người cũng bị ảnh hưởng. Về lâu dài thì sức khoẻ, sự đa dạng của sinh học và cả con người cũng bị ảnh hưởng theo.
Dưới đây là những con số cho thấy ô nhiễm do rác thải nhựa trên thế giới đã vượt tầm kiểm soát và còn tiếp tục gia tăng:
1. Từ những năm 1950, thế giới đã sản xuất ra 8,3 tỷ tấn nhựa, trong đó 6,3 tỷ tấn là rác thải nhựa. Trung bình mỗi năm, khoảng 300 triệu tấn rác thải được đưa vào môi trường và 8 triệu tấn rác thải đổ ra biển.
2. Hơn 70% tổng số rác thải nhựa được đổ ra các bãi rác hoặc vứt bỏ trực tiếp ra môi trường tự nhiên.
3. Trong năm 2010, các đại dương đã phải hứng chịu khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa. Từ nay tới năm 2025, lượng rác nhựa thải vào đại dương có thể lên tới 155 triệu tấn.
4. Các chuyên viên của Viện nguyên vật liệu Cyclope nghiên cứu thế giới có lượng rác ngang bằng sản lượng ngũ cốc(khoảng 2 tỷ tấn) và sắt thép( 1 tỉ tấn)
5. Theo dữ liệu thống kê từ 30 nước, có 1,2 tỉ tấn rác thải tập trung từ các vùng đô thị, từ 1,1-1,8 tỉ tấn công nghiệp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm.
6. Có tới hơn 800 loài sinh vật biển bị ảnh hưởng trực tiếp bởi rác thải nhựa, chưa bao gồm hậu quả đối với sức khỏe con người.
7. Trung Quốc và Indonesia lần lượt là 2 quốc gia xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất hiện nay với 8,8 triệu tấn và 3,2 triệu tấn mỗi năm. Việt Nam hiện đứng thứ 4 sau Philippines với 1,8 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới).
8. Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy dự báo đến năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải biển.
9. Đảo rác thải Great Pacific ở Thái Bình Dương giữa California và Hawaii có diện tích khoảng 1,6 triệu km vuông, tức lớn gấp đôi bang Texas (Mỹ), hoặc gấp ba lần nước Pháp.
10. Theo nghiên cứu của Deloitte, hàng năm có tới 1 triệu con chim biển và 100.000 rùa biển cùng các loài động vật có vú đã chết sau khi ăn phải đồ nhựa, hoặc bị mắc kẹt trong các bãi rác thải nhựa chìm nổi ở đại dương.
11. Mỹ là nơi tạo ra nhiều rác thải nhất thế giới, đặc biệt là New York khi con số lên đế 42 triệu tấn rác thải nhựa trong năm 2016. Mỹ và châu Âu là nơi có lượng rác đô thị xả ra nhiều nhất với hơn 200 triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế đó là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn.
Nếu không thể tái sử dụng, hãy biết cách từ chối!
Ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra đã không là “cuộc chiến” riêng lẻ của mỗi quốc gia mà cần đoàn kết cùng hành động. Bởi rác thải nhựa có tốc độ phát tán rất nhanh và đi xa theo dòng biển trong các đại dương hay gió trong khí quyển. Hậu quả là nhiều loài sinh vật biển ăn phải và chết, gây suy giảm đa dạng sinh học. Đối với các hạt vi nhựa thì đi vào cơ thể sinh vật và trở lại vào con người theo chuỗi thức ăn.
Thực trạng trên đặt ra vấn đề không chỉ cho Chính phủ các nước mà còn ở mỗi cá nhân về cách ứng xử với môi trường. Nếu không thể tái sử dụng, mỗi chúng ta hãy biết cách từ chối sản phẩm nhựa sử dụng một lần, nhựa không thân thiện với môi trường.
Một số thói quen được đề xuất giúp mỗi cá nhân thể hiện “tư duy toàn cầu – hành động địa phương” trong cuộc chiến chống lại rác thải nhựa:
- Hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon và đồ nhựa dùng một lần, chỉ sử dụng khi không còn biện pháp thay thế nào khác.
- Để rác thải nhựa vào đúng nơi quy định, đúng điểm thu gom, tránh vứt bừa bãi.
- Phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn để việc thu gom, xử lý và tái chế hiệu quả hơn.
- Thay vào đó hãy dùng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần như: túi vải, đồ bằng sứ, gỗ, thủy tinh…
- Hoặc sử dụng các sản phẩm có thể phân hủy sinh học hoàn toàn.
Rác thải nhựa đã, đang và sẽ còn tiếp tục là thách thức lớn về môi trường đối với các quốc gia trên toàn thế giới. Những con số đáng báo động về thực trạng ô nhiễm nhựa đã buộc mỗi nước phải lên chính sách và chiến lược giải quyết cụ thể. Tuy nhiên, ý thức mỗi công dân mới là điều quan trọng nhất bởi không công nghệ nào có thể phát triển theo kịp tốc độ phát thải nhựa hằng ngày. Vì vậy, các bạn đừng quên đồng hành cùng R One kiến tạo vòng đời cho rác nha.
18843 Comments