In Tin mới
Số liệu thống kê lượng rác thải ở TPHCM mới và đúng nhất năm 2022
Ước tính, số liệu thống kê lượng rác thải ở TPHCM thải ra khoảng từ 9.000 đến 9.500 tấn rác thải mỗi ngày, chưa kể đến rác thải công nghiệp, và trung bình mỗi năm tăng thêm 6 – 10%.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những thành phố sầm uất nhất của Việt Nam. Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cùng mật độ dân số cao, nơi đây đang phải đối mặt với vấn đề nhức nhối của rác thải sinh hoạt. Chính điều này đã và đang gây ra áp lực lớn lên môi trường. Việc kiểm soát và quản lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt trở thành vấn đề cấp bách của TP.HCM.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI MỚI LẠ NHƯ THẾ NÀO?
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết số liệu thống kê lượng rác thải ở TPHCM có lượng rác thải đô thị lớn nhất trên cả nước. Theo số liệu thống kê lượng rác thải ở TPHCM năm 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho thấy khối lượng rác sinh hoạt bình quân 0,98 kg/người/ngày. Được biết, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng từ 9.000 đến 9.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt.
Tính đến năm 2021, TP.HCM là nơi có dân số đông nhất cả nước, hiện đã đạt hơn 9 triệu người đối với những người cư trú đăng ký hộ khẩu (nếu tính cả những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của TP.HCM khoảng hơn 14 triệu người) với tốc độ gia tăng dân số của thành phố trung bình 2,28%/năm, tỷ lệ gia tăng chất thải rắn sinh hoạt khoảng từ 6 % đến 10%, dự kiến đến năm 2025 tổng khối lượng rác thải sinh hoạt của TP.HCM sẽ đạt khoảng 13.000 tấn/ngày.
Nguồn phát thải rác thải sinh hoạt của TP.HCM cũng giống như ở các khu đô thị khác, phần lớn từ các hộ gia đình, các khu thương mại, dịch vụ (chợ, siêu thị, nhà hàng, quán ăn, khách sạn…), nơi công sở (cơ quan, trường học, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện…), khu công cộng (sân bay, nhà ga, bến xe, bến tàu, công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố…), dịch vụ vệ sinh (quét đường, cắt tỉa cây xanh…) và các hoạt động sinh hoạt từ các cơ sở sản xuất. Do vậy, chất thải rất sinh hoạt của thành phố có thành phần rác khá phức tạp.
Thực tế cho thấy, số liệu thống kê lượng rác thải ở TPHCM chủ yếu có nguồn gốc hữu cơ, rác có độ ẩm cao…hầu hết rác thải đều không được phân loại tại nguồn, điều này gây ra nhiều khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Theo số liệu thống kê lượng rác thải ở TPHCM của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, từ năm 2009 đến năm 2017 bao gồm: thực phẩm, gỗ, rơm, giấy, nhựa, tã, vải, da, cao su, kim loại, thuỷ tinh, sành sứ, đất cát, tro, vỏ sò…và có cả chất thải nguy hại. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là thành phần thực phẩm từ các hộ gia đình, các nơi dịch vụ…Tuy nhiên, thành phần này đã có chiều hướng giảm dần từ 74,3% (năm 2009) xuống 59,2% (2017) khi các hộ gia đình đã biết đến việc dùng thực phẩm thừa để làm phân compost. Trong khi đó, lượng rác thải nhựa lại có xu hướng tăng nhanh, từ 5,5% (năm 2009) lên 13,9% (năm 2017), điều này hoàn toàn phù hợp với tình trạng đồ dùng nhựa được sử dụng tràn lan ở khắp nơi, xuất phát từ sự tiện dụng của nó như ly nhựa, hộp nhựa…
Rác thải nhựa hiện diện trên mọi nẻo đường, các kênh, rạch…thậm chí còn chui vảo cả cống thoát nước. Trong khoảng 9.000 tấn rác sinh hoạt phát sinh hằng ngày trên địa bàn TP.HCM lại có 1.800 tấn rác thải nhựa (chiếm tỉ lệ hơn 20%). Tuy vậy, chỉ có 200 tấn được thu hồi tái chế (chiếm khoảng 11% rác thải nhựa).
Trong một dự án “Xây dựng hệ thống quan sát chất thải nhựa trong xã hội và môi trường” do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam triển khai đã chỉ ra, trong 250.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm ở TP.HCM, có 48.000 tấn được đem đi chôn lấp, hơn 200.000 tấn được tái chế hoặc thải thẳng ra môi trường. Đáng báo động hơn là sông Sài Gòn có lượng rác thải nhựa đứng thứ 5 Việt Nam và đứng thứ 45 trên thế giới.
Ngoài ra, những năm gần đây, một trong số những chất thải sinh hoạt mang tính nguy hại phải kể đến đó là những thiết bị điện tử hư hỏng như tivi, điện thoại, laptop, đầu máy tính, máy in, bàn phím…với số lượng tăng lên theo từng giờ từng ngày do người dân có xu hướng sử dụng các sản phẩm điện tử được nhập lậu, giá thành rẻ nhưng kém chất lượng dẫn đến mau hư hại. Trong rác thải điện tử chứa nhiều chất độc gây hại đến sức khoẻ con người như cadmium, chì, thuỷ ngân…
Vấn đề quản lý rác thải điện tử vẫn còn bỏ ngỏ bởi nhiều địa phương, họ cho rằng do chưa có quy định cụ thể nên điều họ có thể làm là vận động thu gom, tuyên truyền để người dân bỏ rác đúng nơi tập kết.
Được biết thêm, tại TP.HCM, các vựa thu mua phế liệu tập trung chủ yếu ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và quận 12…được xem là “điểm quá giang” sơ chế một lần của rác điện tử để đi đến các điểm khác. Hiện nay, rác thải điện tử vẫn chưa được các cơ quan chức năng tìm ra cách để quản lý chặt chẽ hơn, đối với các hãng sản xuất và nhà phân phối sản phẩm điện tử, đồ dùng công nghệ nên có trách nhiệm tổ chức, thu hồi những sản phẩm cũ, hư đã được thải ra môi trường.
Tình trạng xử lý rác thải công nghệ, rác thải điện tử ở TP.HCM sẽ chỉ có bước chuyển mình tốt hơn khi có sự đồng bộ từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp cho tới người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng không có ý thức vứt bừa bãi các sản phẩm điện tử, mỗi cửa hàng bán lẻ lớn có thêm một điểm thu hồi các loại rác thải điện tử thì tình trạng rác điện tử tràn lan chứa các chất độc hại ở ngoài môi trường sẽ được giảm đáng kể.
Có thể thấy, số liệu thống kê lượng rác thải ở TPHCM nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung đang dấy lên từng hồi chuông báo động. Dù tăng cường công tác thu gom, tuyên truyền phân loại rác, tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường…nhưng rác thải chưa thực sự được quản lý chặt chẽ.
Từ những số liệu thống kê lượng rác thải ở TPHCM mà R One đã trình bày có lẽ đã đến lúc mỗi cá nhân chúng ta phải có cái nhìn nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao hơn trước vấn đề chung của cộng đồng – vấn đề về ô nhiễm môi trường xuất phát từ hành động thiếu ý thức của mỗi chúng ta. Vì trái đất, không còn là nơi của riêng ai, nó là nơi ươm mầm sống của tất cả các thế hệ. Hãy bảo vệ môi trường vì bản thân mình, vì những thế hệ mai sao.
Bảo vệ môi trường – trách nhiệm chung, vì lợi ích riêng của mỗi con người!
18614 Comments