Phân loại rác tại nguồn liệu có dễ dàng tại Việt Nam?

Phân loại rác tại nguồn liệu có dễ dàng tại Việt Nam?

Như chúng ta đã biết phân loại rác tại nguồn là việc tách riêng rác thải ra từng nhóm từng loại ngay tại nguồn phát sinh rác thải như tại nhà, tại trường, …Công việc này vô cùng dễ dàng chỉ chiếm một chút ít thời gian trong quỹ thời gian bạn có nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác bảo vệ tài nguyên thiên cũng như giảm áp lực cho môi trường hiện nay. Hôm nay hãy cùng R One tìm hiểu xem hiện nay tình hình phân loại rác tại nguồn tại Việt Nam vì sao khó diễn ra nhé.

Hiện nay, tại Việt Nam phân loại rác theo quy định của pháp luật dựa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 đã có hiệu lực vào đầu năm 2022. Theo đó, người dân sẽ phân loại rác tại nguồn theo 3 loại: 

a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế

b) Chất thải thực phẩm

c) Chất thải rắn sinh hoạt khác

Đặc biệt, tại Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành phân loại rác tại nguồn theo điều 5 Quyết định 09/2021/QĐ-UBND được phân thành 2 nhóm chính: 

a) Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Nhựa, Giấy, Kim loại, Thủy tinh, …

b) Nhóm chất thải còn lại: Gốm sứ, Quần áo cũ, Giường nệm, …

Tuy nhiên, dù đã ra nhiều quy định pháp luật cũng như quy định về phân loại rác tại nguồn tại nguồn kết hợp với việc truyền thông theo từng tỉnh thành  nhưng Việt Nam lại khó thực hiện phân loại rác tại nguồn hơn các quốc gia khác?

Mặc dù đã áp dụng nhiều giải pháp truyền thông mạnh mẽ, nhưng cho đến nay hiệu quả của công tác phân loại rác tại nguồn tại Việt Nam vẫn là vấn đề hết sức nan giải. Và có thể khẳng định, Việt Nam khó phân loại rác tại nguồn hơn các quốc gia khác. 

Hiện nay, hành động bỏ rác chỉ chiếm 1% trong tổng số hoạt động thường ngày của chúng ta, nhưng để xử lý nó thì cực kỳ tốn kém từ nhân công cho đến tiền vận chuyển và xử lý. Trong khi đối với Hàn Quốc hay Nhật Bản, các quốc gia có công tác phân loại rác tại nguồn rất tốt nên việc xử lý rác ít tốn kém hơn rất nhiều, giúp tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chúng. Hoạt động này còn góp phần tận dụng và tiết kiệm được nguồn tài nguyên quý giá thông qua việc tái chế rác thải thay vì bỏ đi cách lãng phí. Rác được thu gom sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác thải khổng lồ gây ô nhiễm cho môi trường. Hiệu quả là vậy, nhưng vì sao Việt Nam lại khó thực hiện phân loại rác?

Công tác truyền thông chưa đồng bộ và rõ ràng giữa các địa phương

Nguyên nhân đầu tiên ắt hẳn phải kể đến công tác truyền thông về phân loại rác tại nguồn chưa đồng bộ và rõ ràng giữa các địa phương trong cả nước. Sự tuyên truyền vẫn còn rất hạn chế ở những nơi xa xôi hẻo lánh, chưa đồng bộ giữa những khu vực dân cư đông đúc và thưa thớt. Hay cả những quận, huyện trong cùng một thành phố cũng chưa có sự thống nhất về cách thức phân loại rác tại nguồn sao cho hiệu quả nhất. Truyền thông đại chúng mỗi ngày đều tuyên truyền về việc phân loại rác tại nguồn nhưng chưa một hướng dẫn cụ thể nhất quán nào về cách phân loại rác tại nguồn sao cho hợp lý.

Một nguyên nhân tiếp theo chắc hẳn người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất rõ rằng hiện nay đã có hệ thống thu gom song song chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Một là, hệ thống thu gom công lập do lực lượng của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP và công ty TNHH MTV dịch vụ công ích các quận – huyện thực hiện. Hai là, hệ thống thu gom dân lập. Nhưng hiện nay công tác triển khai hệ thống thu gom riêng thành 2 loại vẫn còn chậm. Hiện còn khoảng 15% phương tiện vận chuyển hết niên hạn sử dụng, chưa bảo đảm môi trường, tình trạng nước rỉ rác gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị vẫn còn tiếp diễn.

Hạn chế trong ý thức phân loại rác 

Và một nguyên nhân chủ yếu khác có thể kể đến là từ sự hạn chế trong ý thức phân loại rác tại nguồn của người dân. Cho đến nay, dù công tác truyền thông về cách thức phân loại đã được triển khai nhưng vẫn có nhiều người chưa có thói quen phân loại, lúng túng trong việc nhận diện các loại chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng. Mặt khác, các đơn vị thu gom, vận chuyển rác cũng không thực hiện đúng các hướng dẫn về thời gian và tần suất thu gom, không tổ chức thu gom riêng biệt rác thải sau khi người dân đã phân loại. Điều này khiến cho những người dân có ý thức phân chia rác thành từng túi nhỏ khác nhau lại bị người thu gom ép thành một khối chở đi. Dần dần, người dân cảm thấy việc làm này của họ trở nên công cốc nên cũng không hứng thú với việc phân loại rác tại nguồn nữa.

Hình thức xử phạt hành chính quy định chưa rõ ràng

Đặc biệt, các hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi không thực hiện phân loại rác tại nguồn và thu gom đúng quy định chưa rõ ràng. Trước đây, thành phố đã có phương án siết lại việc thực hiện phân loại rác tại nguồn. Theo quy định, nếu người dân không thực hiện phân loại, lực lượng thu gom rác tại nguồn sẽ báo lại với cơ quan chức năng. Sau nhiều lần vi phạm, có thể bị xử phạt lên đến 20 triệu đồng. Tại đây, người thu gom đóng vai trò là người giám sát việc phân loại rác thải của người dân. Tuy nhiên, chính người thu gom rác lại phớt lờ và không kiểm soát được tình trạng rác thải tập trung chưa phân loại khiến cho việc phân loại rác trở nên khó khăn lại càng khó khăn.

Vậy là Recycle One đã tổng hợp lại những lý do khiến Việt Nam là một trong những quốc gia không thành công trong việc phân loại rác tại nguồn. Hãy tham gia phân loại rác tại nguồn để cùng xây dựng một hành tinh xanh không ô nhiễm rác thải nhựa các bạn nhé.

11 Comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Add Comment *

Name *

Email *

Website