External image

Recycle One là đơn vị xây dựng và phát triển hệ thống giải pháp tác động đến mọi chủ thể trong chuỗi giá trị của nền kinh tế tuần hoàn – một kết nối, đa nền tảng. Chúng tôi nghiên cứu, phát triển và triển khai các giải pháp cho hầu hết những vấn đề tồn tại của ngành tái chế tại Việt Nam. Với tầm nhìn đến 2025, nền tảng của Recycle One là một công cụ Quản lý rác thải sinh hoạt hữu hiệu và là địa chỉ tin cậy cho mọi giao dịch trong ngành tái chế. Tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày phát thải hơn 64.000 tấn rác thải sinh hoạt, chỉ khoảng 10% trong đó được thu gom và tái chế, còn lại đang đi vào các bãi chôn lấp hoặc rò rỉ ra môi trường tự nhiên.
Tổng khối lượng các loại phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam khoảng 3,5 triệu tấn năm 2016 và 7,9 triệu tấn vào năm 2017. Ngày 13/5/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi một số qui định nhằm kiểm soát việc này một cách chặt chẽ hơn tại nước xuất khẩu phế liệu, trước khi chúng được đưa vào Việt Nam.
Hoạt động tái chế tại Việt Nam manh mún, tự phát và lạc hậu. Với 443/466 đại biểu tán thành (chiếm 91,91%), chiều 17/11/2020, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Mục tiêu chiến lược quốc gia của Việt Nam xác định rõ bằng nhiều giải pháp khác nhau, đặt tầm nhìn đến năm 2030, lượng rác thải sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp ở mức dưới 20%.
Trong hơn 30 năm qua, công tác truyền thông nâng cao nhận thức về rác thải nói chung và công tác Phân loại rác tại nguồn nói riêng được chính quyền và các bên liên quan liên tục thúc đẩy và có nhiều hành động mạnh mẽ, điều này tạo ra một nền tảng nhận thức tốt tại cộng đồng, đặc biệt tại các siêu đô thị (như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội). Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng chưa thể chuyển đổi để đáp ứng.

Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong công tác thu gom, vận chuyển, tái chế rác thải, đã dẫn đến việc người dân, cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp… dù rất mong muốn chung tay thực thi mục tiêu quốc gia về xử lý rác nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản để “mở khóa vận hành” mô hình kinh tế tuần hoàn trong Quản lý rác thải.
Tại Recycle One, các chuyên gia về môi trường và công nghệ thông tin kết hợp cùng nhau thiết lập một nền tảng với hệ thống các giải pháp đa chiều nhằm “mở khóa vận hành” mô hình kinh tế tuần hoàn trong công tác Quản lý rác thải.
Tại Recyle One – Chúng ta là Một!
Ông bà ta có câu "Gieo hành động – Nhận thói quen – Tạo tính cách", bắt đầu từ hôm nay chúng ta sẽ kiến tạo cho con em chúng ta một hành động tốt, một thói quen hay để 20 năm sau Việt Nam có một thế hệ trẻ mà ở đó phân loại rác tại nguồn là một việc giản đơn mà ai cũng nhất thiết phải làm như ăn cơm, uống nước!

Ban Lãnh Đạo

[tmm name=”team-members”]

Ban Lãnh Đạo

Bà Nguyễn Thị Kim Mai
Bà Nguyễn Thị Kim Mai

Chairwoman, COO & Co-Founder

LinkedIn
Ông Mai Hoài An
Ông Mai Hoài An

CTO & Co-Founder

LinkedIn
Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh
Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh

Board of Advisors

LinkedIn
Ông Bùi Hữu Thiện
Ông Bùi Hữu Thiện

Board of Advisors

LinkedIn
Bà Khúc Thị Hồng Nga
Bà Khúc Thị Hồng Nga

Board of Advisors

LinkedIn

Điều gì khiến cho R-One khác biệt?

1. Chia nhỏ để xử lý

Xử lý tại nơi phát thải thay vì tập trung về một nơi; tốn kém phí vận chuyển; gây ô nhiễm môi trường; đồng thời tận dụng được sức mạnh của cộng đồng.

2. Linh động tùy theo khối lượng rác thải của từng đơn vị

Máy nhỏ gọn; có nhiều kích thước để xử lý từ 500kg rác/ngày trở lên.

3. Giải quyết tận gốc rễ vấn đề

Thay đổi tư duy; nhận thức người dùng bằng các chương trình truyền thông.

4. Giải pháp lâu dài và bền vững

Dễ dàng triển khai; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng bằng chương trình tích điểm sống xanh; là xu thế của thế giới.

5. Giải pháp công nghệ tổng thể

Xử lý cả rác tái chế và rác không thể tái chế.