DỌN NHÀ CUỐI NĂM, PHẾ LIỆU NHIỀU QUÁ PHẢI LÀM SAO ĐÂY?

DỌN NHÀ CUỐI NĂM, PHẾ LIỆU NHIỀU QUÁ PHẢI LÀM SAO ĐÂY?

Vậy là chỉ còn vài ngày ngắn ngủi nữa thôi thì thời khắc chúng ta nói lời tạm biệt với chú Trâu chăm chỉ và chào đón một năm mới cùng với chú cọp Nhâm dần năm 2022 rồi. Người Việt Nam chúng ta có một phong tục mà chắc hẳn người người nhà nhà đều sẽ luôn háo hức mong chờ, đó là cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa để đón Tết với mong muốn một năm có nhiều điều tốt đẹp và may mắn. Có một câu hỏi mà có lẽ đến dịp này chúng ta lại truyền tai nhau, đó là “vậy phế liệu nhiều quá thì phải làm sao đây?”. Với bài viết này, R-One sẽ mách nhỏ cho các bạn những mẹo vặt trong quá trình dọn nhà đón Tết cũng như xử lý các phế liệu trong quá trình dọn dẹp

Phân chia công việc và lên kế hoạch

Bạn nên tập hợp các thành viên gia đình lại sau đó phân chia công việc cho từng thành viên sao cho phù hợp với sức khỏe và độ tuổi. Chẳng hạn những việc trên cao như lau trần nhà, bóng đèn, máy lạnh, quạt… thì nên để cánh đàn ông phụ trách. Những việc dưới thấp như bàn ghế, tủ, giường, tivi… thì dành cho phụ nữ. Cửa kiến, tay vịn cầu than, lan can… thì có thể  để cho các thành viên nhỏ ở nhà bạn trợ giúp.

Các công việc quan trọng cần làm

  1. Loại bỏ những vật dụng cũ kỹ không còn dùng được: đây là công việc cần thực hiện đầu tiên để căn nhà của bạn thật sự trống trải để dễ dàng lau chùi, dọn dẹp. Hơn hết còn giúp bạn kiểm tra xem những món đồ nào còn thiếu để kịp thời cung cấp.
  2. Tháo rèm và giặt sạch: Rèm cửa là một trong những vật dụng ít được vệ sinh nhất trong căn nhà bởi những ngày thường chúng ta không có quán nhiều thời gian cho việc dọn dẹp thật kỹ. Trong khi đó vệ sinh rèm cửa lại đòi hỏi rất nhiều thời gian bạn cần tháo các rèm cửa, mang chúng đi giặt sạch và phơi khô.
  3. Chăn ga gối đệm: Các rèm cửa sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị bám dính bụi rất nhiều. Cần lưu ý chất liệu của chúng trước khi giặt.
  4.  Di chuyển bàn ghế, tủ đồ ra nơi thông thoáng để vệ sinh đánh bóng: Việc này bạn cần huy động các thành viên trong gia đình tham gia, di chuyển bàn ghế ra những nơi thông thoáng như trước sân chẳng hạn rồi vệ sinh sạch sẽ từng đồ vật.
  5. Lau sàn: Sau khi dọn dẹp vật dụng và di chuyển các đồ dùng, nội thất ra ngoài. Bạn cần tận dụng sự trống trải ấy để lau sạch sàn nhà. 
  6. Lau kính: Để căn nhà trông thông thoáng sạch sẽ, các cửa kính phải được lau chùi thật cẩn thận vì những ngày thường chúng ta sử dụng rất dễ bị bám các vết vân tay hay bụi bẩn khiến tổng thể căn nhà mất đi thẩm mỹ. 
  7. Kiểm tra và thông tắc cho ống thoát nước: Trong những ngày trước tết và trong tết khu vực bếp ăn của bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng “quá tải công việc” vì phải chế biến nhiều món ăn nên sẽ phát sinh rất nhiều chất thải, mà bồn rửa bát chính là nơi đảm nhận vai trò sơ chế và loại bỏ các chất thải ra bên ngoài. Những việc này rất dễ làm cho bồn rửa bát bị tắc nghẽn. Vì thế việc của bạn cần làm là trước và trong những ngày tết cần bổ sung vào đường ống thoát nước của bồn rửa một lượng chế phẩm vi sinh xử lý dầu mỡ để phòng tránh việc tắc bồn rửa bát trong quảng thời gian tết diễn ra.
  8. Làm sạch dụng cụ bếp: người ta thường nói “bát sạch thì ngon cơm” vì vậy không thể bỏ qua công việc này đâu nhé.

Các việc quan trọng khi dọn nhà đón Tết

Sau khi thực hiện các công việc trên, căn nhà của bạn chắc chắn sẽ thơm mát và sạch sẽ thông thoáng. Tuy nhiên đừng quên một việc quan trọng nữa đón là xử lý các phế liệu bạn đã loại bỏ ở bước 1 nhé. 

Phế liệu quá nhiều phải làm sao đây?

Các vật dụng sau khi được bạn loại bỏ cần được phân loại và xử lý một cách chính xác để tránh gây ô nhiễm khu vực xung quanh bạn vào những ngày Tết.

Trước tiên ta cần phân loại, nhận biết chúng để từ đó tìm cách xử lý phù hợp: 

  • Nhựa: chúng ta có thể dễ dàng thấy phế liệu nhựa vì nó có hầu như trong tất cả các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như: chai nước, quạt, bàn ghế nhựa, tivi, tủ lạnh, cửa….Những vật dụng này sau khi bị bỏ đi, không sử dụng được nữa thì gọi là nhựa phế liệu. Nhựa cũng chia làm nhiều dạng như: nhựa PE, nhựa PET, nhựa ABS, nhựa PVC.
  • Giấy: Là loại phế liệu từ giấy không còn sử dụng nữa, hầu như mọi việc chúng ta đều cần sử dụng đến giấy như: sách vở, giấy báo, giấy carton…Cũng vì lẽ đó mà lượng phế liệu từ giấy thải ra hàng ngày rất nhiều.
  • Kim màu: Bao gồm: nhôm, đồng, chì, thiếc, kẽm… Đây là dạng kim loại phế liệu có giá cao nhất so với các loại khác. Thường thấy phế liệu kim loại ở trên các phụ tùng xe cộ, các vật liệu xây dựng, các loại máy móc điện tử…
  • Thủy tinh: như chén, ly, bình hoa….hầu hết đều có ở mọi nhà. 

Phân loại phế liệu khi dọn nhà

Sau khi phân loại các phế liệu như nhựa, giấy tái chế… các bạn có thể gọi những người thu mua ve chai hoặc đặt app thu mua ve chai công nghệ để họ hỗ trợ bạn khi quá bận rộn ngoài ra bạn còn có thể tiến hành xử lý chúng thông qua cách tải app “R-One” kết nối người có ve chai với người thu gom ve chai, tích điểm tái chế. Sau đó đặt thu gom và những loại rác có thể tái chế hãy tái chế, sử dụng lại để giảm thiểu tối đa lượng rác thải ra môi trường vào những dịp Tết đến xuân về. 

Hãy tải theo dõi và cùng đồng hành cùng R-One thông qua app thu gom nhé!

Tải ứng dụng R-One tại:

App Store: https://apps.apple.com/us/app/r-one/id1581725267 

Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.rone.charity