Giải cứu ô nhiễm rác thải nhựa thành các tuyệt tác công trình

Giải cứu ô nhiễm rác thải nhựa thành các tuyệt tác công trình

Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những vấn đề vô cùng nghiêm trọng đối với Trái đất của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta đều cùng nhau tận dụng tái chế những loại chất thải ấy thành các sản phẩm khác thì khả năng quả địa cầu có thể xanh trở lại đấy.

Tái chế là một khái niệm đã xuất hiện từ khá lâu, nơi các cá nhân giảm thiểu chất thải và bảo tồn năng lượng. Trong kiến trúc, vật liệu tái chế và tái sử dụng đang dần trở thành những lựa chọn thay thế hấp dẫn cho vật liệu xây dựng thông thường. Khi có nguồn gốc thích hợp, chúng sẽ trở thành một giải pháp tài chính hiệu quả! Ngoài việc giảm chi phí nguyên liệu thô, việc sử dụng vật liệu tái chế dẫn đến việc thành lập các cơ sở tái chế, từ đó tạo ra việc làm cho địa phương cụ thể đó. Các loại rác thải bằng cách này hay cách khác đã được các kiến trúc sư và kỹ sư tận dụng để trở thành các nguyên vật liệu mới phục vụ cho các công trình xây dựng. Dưới đây, R One sẽ chia sẻ với các bạn top 5 dự án kiến trúc được làm từ vật liệu tái chế qua đó thể hiện tinh thần tuyên chiến với ô nhiễm rác thải nhựa.

  1. Vegan House, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Công trình Vegan House được thiết kế bởi Block Architects và đã xuất sắc trở thành một trong 5 công trình đoạt giải hạng mục KTS Trẻ cuộc thi Spec Go Green International Awards năm 2017. Công trình này sử dụng các loại cửa chớp, cửa sổ cũ với nhiều kích cỡ, hình dạng và màu sắc khác nhau để sắp xếp và xây dựng thành một nơi mọi người có thể gặp nhau, giao lưu và nấu đồ ăn Việt Nam, đặc biệt là đồ chay. Dù sử dụng các chất liệu cũ trong điều kiện kinh phí cải tạo eo hẹp nhưng lại mang một phong cách Vintage độc đáo và đầy sáng tạo.

Giảm ô nhiễm rác thải nhựa từ việc tái chế.
Vegan House, Việt Nam.
  1. Zero Waste Bistro – Nhà hàng không rác thải, Hoa Kỳ

Ta có thể nhìn thấy một điều thực tế rằng, một nhà hàng mỗi tuần có thể thải ra cả tấn rác nhưng công trình sau đây sẽ làm bạn có một suy nghĩ khác về điều đó. Nhà hàng Zero Waste Bistro tại Hoa Kỳ được thiết kế và xây dựng từ những vật liệu được tái chế từ rác thải bao bì do công ty ReWall nghiên cứu và sản xuất. Công ty này sử dụng các phế liệu, chủ yếu là bao bì đóng gói để làm ra những tấm vật liệu xây dựng có khả năng chống ẩm mốc, chịu lực và tái chế được. Bạn biết không, nhà hàng này được thiết kế bởi Linda Bergroth và nhà thiết kế Harri Koskinen, Zero Waste Bistro được xây dựng trên chủ đề về nền kinh tế vòng tròn, cải tiến vật liệu mới và thiết kế bền vững và giảm tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa.

Những bức tường này thật sự mang đúng màu sắc của các loại bao bì thực phẩm thu nhặt được và đã qua nghiền nát và xử lý, bởi lẽ, nếu nhìn kĩ ta có thể thấy rõ chữ in và mã vạch của các bao bì ấy trên bức tường của nhà hàng. Không những thế, những vật dụng khác trong nhà hàng như bàn, khay, cốc chén,… cũng đều được làm từ những vật liệu tái chế, được cung cấp bởi nhiều đơn vị khác nhau do chính Linda Bergroth lựa chọn.

Tái chế để giảm ô nhiễm rác thải nhựa.
Zero Waste Bistro, Hoa Kỳ.
  1. Công viên tái chế tại Rotterdam, Hà Lan

Tại Hà Lan có một công viên tái chế hay còn gọi là công viên nổi được làm từ vật liệu tái chế toạ lạc tại cảng Rotterdam. Mặc dù công viên chỉ là một mô hình thử nghiệm được làm từ nhựa tái chế từ các tuyến đường thủy của Rotterdam nhưng đã thu hút nhiều khách tham quan bởi tính độc đáo và sáng tạo. 

Thiết kế của công viên bao gồm khu vực tiếp khách cho du khách, cũng như các khu vực phục vụ chức năng sinh thái làm môi trường sống cho các loài động vật vi sinh như ốc sên, giun dẹp, ấu trùng, bọ cánh cứng và cá. Quỹ Recycled Island Foundation và 25 đối tác cuối cùng đã tạo ra Công viên Tái chế, đặt bẫy dọc theo sông Meuse để thu gom rác thải nhựa sau đó biến nó thành 28 khối lục giác tạo nên công viên, có nghĩa là nó có thể được mở rộng khi vật liệu mới được thu thập.

Công viên tái chế có nghĩa là để cho du khách thấy một lượng lớn chất thải có thể được tìm thấy trong các con sông và đại dương. Tuy nhiên, nó cũng minh họa cách chất thải này có thể được tái sử dụng theo những cách sáng tạo và hữu ích. Việc này thật sự đã cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay.

Công viên tái chế để giảm ô nhiễm rác thải nhựa.
Công viên tái chế tại Hà Lan.
  1. Mô hình MR6 tại Cumbira, Anh

Tại Anh, kỹ sư McCartney đã phối hợp cùng các chuyên gia ở Scotland nghiên cứu để tạo ra “’những con đường nhựa’ cứng và bền hơn được thử nghiệm quận đầu tiên của Vương quốc Anh là Cumbria. Lúc đầu, mô hình chỉ được thử nghiệm tại một ngã ba đường gần trang trại người kỹ sư sinh sống, sau đó đã được mở rộng ra trong quận đó.

Nhựa được sử dụng có nguồn gốc từ rác thải nhựa tái chế và tạo thành chất thay thế cho bitum trong hỗn hợp nhựa đường tiêu chuẩn. Vật liệu này được gọi là MR6 và được sản xuất bởi một công ty địa phương, MacRebur.

Được biết, mặt đường được cho là có chất lượng tốt hơn đến 60% và tuổi thọ kéo dài gấp 10 lần so với đường nhựa thông thường. So với loại nhựa đường tiêu chuẩn hiện đang được sử dụng ở Anh, sản phẩm mới giúp giảm chi phí nguyên liệu thô, chi phí bảo trì đường bộ thấp hơn và giảm chi phí xử lý chất thải nhựa. Đây là một trong những sáng kiến độc đáo để giảm tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa.

Con đường nhựa giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa.
Mô hình MR6 tại Anh.
  1. Can Cube, Thượng Hải, Trung Quốc

Công ty kiến ​​trúc Trung Quốc Archi Union đã thiết kế ‘Can Cube’ ở Thượng Hải, Trung Quốc, như một tòa nhà văn phòng và nhà ở hỗn hợp bền vững với hiệu suất năng lượng cao. Can Cube được thiết kế bằng cách tích hợp một loạt các hệ thống sinh thái và tái tạo để làm cho nó trở thành một cấu trúc bền vững và hiệu quả cao.

Ai có thể ngờ lon nước ngọt có thể được tái chế và sử dụng làm vật liệu xây dựng? Mặt tiền của Can Cube là một hệ thống các lon nước uống có ga bằng nhôm được bao bọc trong một khung nhôm. Việc tái sử dụng các lon ở dạng hiện tại mà không cần tái chế hoặc các quy trình khác sẽ giúp tiết kiệm năng lượng lãng phí trong quá trình tái chế. Khung bao quanh bằng nhôm giữ cho cấu trúc nhẹ và dễ dàng điều chỉnh bởi người sử dụng. 

Toà nhà giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa.
Toà nhà Can Cube, Trung Quốc.

Bạn có ấn tượng với top 5 công trình từ vật liệu tái chế rác độc đáo giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa mà R One vừa chia sẻ với bạn không? Tái chế rác thực sự là một trong những cách mà bạn có thể giúp đỡ cho Trái đất của chúng ta thêm xanh và đẹp hơn đấy. Các bạn hãy đồng hành cùng R One kiến tạo vòng đời cho rác nhé.


Thu mua ve chai bằng ứng dụng R One tiện lợi và đơn giản