Hiểm hoạ khó lường từ ô nhiễm môi trường đất bởi rác thải nhựa

Hiểm hoạ khó lường từ ô nhiễm môi trường đất bởi rác thải nhựa

Các bạn thường nghe kể về các đợt “làn sóng nhựa” xô vào bờ do con người đã thải bỏ ra ngoài đại dương quá nhiều hay tin tức về các cột ống khói tỏa ra các làn khói đen nghi ngút tạo thành các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí. Tuy nhiên, bạn có biết rằng môi trường đất khi bị ô nhiễm nhựa thì nó còn thiệt hại nặng nề hơn không? Qua bài viết này, hãy cùng R One tìm hiểu lý do vì sao lại nói ô nhiễm môi trường đất bởi rác thải nhựa nguy hiểm hơn so với ô nhiễm đại dương nha.

Vì sao rác thải nhựa lại là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất?

Trong khi rác thải nhựa “trôi nổi” trên các bãi biển và đại dương lại thu hút sự chú ý của truyền thông một cách lớn lao nhưng theo một bài báo cáo của nhóm nghiên cứu tại Đức cảnh báo rằng tác động của vi nhựa trong đất, trầm tích và nước ngọt có thể có tác động tiêu cực lâu dài đến các hệ sinh thái như vậy. Họ nói rằng ô nhiễm vi nhựa trên cạn cao hơn nhiều so với ô nhiễm vi nhựa ở biển, ước tính cao hơn từ 4 đến 23 lần, tùy thuộc vào môi trường. Bạn có bất ngờ về các số liệu này không? 

Vào năm 2020, nghiên cứu thực địa đầu tiên nhằm khám phá sự hiện diện của vi nhựa có thể ảnh hưởng đến hệ động vật đất như thế nào đã được xuất bản trong tạp chí khoa học Kỷ yếu của Hiệp hội Hoàng gia (the Proceedings of the Royal Society). Bài báo lưu ý rằng ô nhiễm môi trường đất bởi vi nhựa đã dẫn đến sự giảm sút của các loài sống dưới bề mặt, chẳng hạn như ve, ấu trùng và các sinh vật nhỏ bé khác duy trì sự màu mỡ của đất. Vậy trong rác thải nhựa có gì mà lại gây ra ô nhiễm môi trường đất như thế?

Đất là một nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế và có vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực. Theo các báo cáo, phần lớn nhựa được tìm thấy phân rã vào môi trường đất là loại dùng một lần. Tình trạng nhựa clo hóa (Chlorinated plastic) có thể giải phóng các hóa chất có hại vào môi trường đất xung quanh, sau đó vào các mạch nước ngầm làm ảnh hưởng đến các nguồn nước khác và cuối cùng là cả hệ sinh thái. Nói chung, khi các hạt nhựa bị vỡ ra, chúng có được các đặc tính vật lý và hóa học mới, làm tăng nguy cơ có tác dụng độc hại đối với sinh vật. Và số lượng các loài và các chức năng sinh thái có khả năng bị ảnh hưởng càng lớn thì càng có nhiều khả năng xảy ra các tác động độc hại.

Các chất hoá học đặc biệt có vấn đề tại giai đoạn phân rã của nhựa vì tất nhiên nhựa không thế hoàn toàn phân huỷ trong môi trường đất được. Các chất phụ gia như phthalates và Bisphenol A (được biết đến rộng rãi là BPA) thoát ra khỏi các hạt nhựa. Những chất phụ gia này được biết đến với tác dụng nội tiết tố của chúng và có thể phá vỡ hệ thống hormone của động vật có xương sống và động vật không xương sống. Ngoài ra, các hạt có kích thước nano có thể gây viêm, đi qua hàng rào tế bào và thậm chí đi qua các màng có tính chọn lọc cao như hàng rào máu não hoặc nhau thai. Trong tế bào, chúng có thể kích hoạt những thay đổi trong gen và các phản ứng sinh hóa, cùng những thứ khác.

Và bạn có biết không, Châu Á được ước tính là quốc gia sử dụng nhựa nhiều nhất trong sản xuất nông nghiệp, chiếm gần một nửa lượng sử dụng toàn cầu. Hơn nữa, không có các giải pháp thay thế khả thi, nhu cầu nhựa trong nông nghiệp chỉ có thể tăng lên. Và tất nhiên, do việc sử dụng nhựa quá nhiều trong sản xuất nông nghiệp nên vì thế ô nhiễm môi trường đất bởi rác thải nhựa lại càng cao.

Ô nhiễm môi trường đất sẽ tác động gì đến con người và sinh vật? 

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đất do nhựa đã ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tất cả chúng ta đều gặp vấn đề và bị ảnh hưởng bởi việc xả túi ni lông bất kể nơi nào chúng ta sống ở đâu. Chúng ta nhìn thấy túi ni lông vứt bừa bãi trên đường phố, mắc kẹt trên cây và trôi nổi trên sông, đại dương. Việc vứt rác bừa bãi trong túi nilon đang ngày càng phá vỡ môi trường cân bằng tốt đẹp của chúng ta. 

Các loài sinh vật trên cạn của chúng ta đang phải chịu đựng các tác hại từ nilon hàng ngày. Các loài động vật của chúng ta có khả năng ăn phải nhựa trong khi đang cố gắng tìm kiếm thức ăn vì nếu bạn có để ý thì một phần đất liền của chúng ta đang ngập tràn rác thải nhựa. Điều này gây ra tắc nghẽn đường ruột và nhiễm độc từ các hóa chất được sử dụng để tạo ra nhựa. Những vấn đề này thường dẫn đến một cái chết từ từ và đau đớn. Nhựa mắc vào đường tiêu hóa của động vật khiến động vật cảm thấy no và chúng có thể sống trong tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng hoặc chết vì đói. Nó không chỉ gây nguy hiểm lớn cho động vật bị vướng hoặc nuốt phải nhựa mà còn ảnh hưởng đến đất của chúng ta. Một khi túi ni lông bắt đầu phân hủy trong đất của chúng ta, chúng sẽ giải phóng các hóa chất độc hại. Rất ít nhựa chúng ta thải bỏ hàng ngày được tái chế. Phần lớn trong số đó được đưa vào các bãi chôn lấp, và tất nhiên, khi các túi nhựa từ từ phân rã ra thì sẽ tạo thành những hạt vi nhựa ngấm vào đất và nguồn nước ngầm của thành phố. 

Theo Đánh giá Toàn cầu về Ô nhiễm Đất, vì dân số thế giới dự kiến ​​sẽ tăng 2 tỷ người vào năm 2050, giảm ô nhiễm nhựa trong đất sẽ là chìa khóa để đạt được tiến bộ trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs). Báo cáo do UNEP và FAO công bố cho thấy an ninh lương thực toàn cầu đang bị tổn hại do ô nhiễm môi trường đất. Nếu không được giải quyết, nó sẽ tiếp tục cản trở việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc liên quan đến xóa đói giảm nghèo (SDG 1), không còn nạn đói (SDG 2) và cung cấp nước uống an toàn (SDG 6), cùng những mục tiêu khác.

Và tất nhiên, tái chế và sử dụng lại là một trong những việc làm cần thiết để có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất bởi lẽ đây là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất. Ô nhiễm môi trường đất do nhựa đã thể hiện ngày càng rõ ràng bởi các tác hại của nó ảnh hưởng đến không chỉ đến sinh vật mà còn đối với con người. Các bạn cũng đừng quên đồng hành cùng R One để kiến tạo vòng đời mới cho rác nha.

Vòng đời của “em” túi nilon: Kích thước “small” nhưng tác hại “all”

1 Comment

Comments are closed.