Có thể bạn chưa biết – Câu chuyện vòng đời của kim loại

Có thể bạn chưa biết – Câu chuyện vòng đời của kim loại

Kim loại là được xem là một trong những vật liệu phổ biến hiện nay vì khả năng ứng dụng cao của chúng. Bên cạnh những đặt tính như giảm tác động va đập tốt, chống ăn mòn, các sản phẩm làm từ kim loại còn có thể tái sử dụng nhiều lần giúp tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, đi đôi với sự tiện lợi, vòng đời của một sản phẩm từ kim loại cũng mang đến nhiều tác động tiêu cực đến môi trường nếu không có những biện pháp khai thác, sử dụng và tái sử dụng phù hợp.

Lượng rác thải hằng ngày thải ra môi trường là rất lớn, trong đó bao gồm nhiều thành phần như nhựa, giấy, thức ăn thừa,… Tuy nhiên, kim loại là một trong những yếu tố ngày càng được quan tâm và nghiên cứu vì sự nguy hiểm của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu về vòng đời của một sản phẩm bằng kim loại diễn ra như thế nào nhé? 

Khai thác, vòng đời của kim loại đầu tiên xuất phát từ quá trình khai thác các nguyên liệu thô. Hoạt động khai thác nguyên liệu để chế biến và sản xuất kim loại ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật do một số kim loại nặng như As, Cu, Pb, Ag, Zn từ đất và đá bị hòa tan vào nước mỏ đi vào môi trường. Bên cạnh đó, các hóa chất sử dụng trong quá trình khai thác như cyanua, sulfuric acid…cũng tác động rất lớn đến thảm thực vật ở những khu vực lân cận. 

khai thác của vòng đời kim loại
Khai thác quặng sắt để sử dụng.

Chế biến, nguyên liệu thô sau khi khai thác sẽ được vận chuyển đến các nhà máy chế biến. Tại đây chúng sẽ được làm sạch và tinh chế khác nhau đối với từng loại nguyên liệu khác nhau. Để khoáng sản sau khi chế biết có hàm lượng tinh tối đa thì tại giai đoạn này khoáng sản phải trải qua nhiều công đoạn cũng như khâu xử lý, điều này không những mang lại đến lượng phát thải cao mà còn dẫn đến việc lãng phí tài nguyên rất lớn, chưa kể chi phí đầu tư sẽ tăng.

chế biến của vòng đời kim loại
Khoáng sản được chế biến trước khi được sản xuất.

Sản xuất, các nguyên liệu thô khi đã được làm sạch sẽ được vận chuyển đến các nhà máy sản xuất ra các sản phẩm kim loại. Tương tự như những giai đoạn khác, sản xuất các sản phẩm kim loại thải ra môi trường rất nhiều chất thải như dịch rửa kim loại, dịch tẩy kim loại, khai thải qua quá trình mạ kim loại, nước thải và bùn thải sau quá trình rửa kim loại,…Nếu không có những hệ thống xử lý phù hợp, các chất tồn tại nhiều hóa chất kim loại này sẽ tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là sức khỏe con người. 

sản xuất trong vòng đời kim loại
Sản xuất kim loại trước khi phân phối ra thị trường.

Phân phối và sử dụng, sau khi được tạo ra, các sản phẩm kim loại này sẽ được phân phối đến các dây chuyền sản xuất một sản phẩm nào đó hay trực tiếp đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Khi được được tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm được làm từ vật liệu kim loại này trở thành rác thải, chúng có thể được tái chế hoặc không tái chế. Tại giai đoạn này, nếu không có những biện pháp thu gom, xử lý hiệu quả sẽ làm rò rỉ rác thải kim loại ra môi trường.

sản phẩm vòng đời kim loại
Các sản phẩm sử dụng hàng ngày bằng kim loại.

Tái chế và tái sử dụng, quy trình tái chế của kim loại rất đa dạng như nhôm, đồng, kẽm, thiếc, gang, bạc,…. Tùy theo từng kim loại sẽ được tái chế với những quy trình khác nhau, tuy nhiên việc tái chế phế liệu kim loại cũng cần phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt. Sau khi được thu gom, phế liệu kim loại sẽ được phân loại để chia theo từng loại để tiến hành nghiền và băm nhỏ. Tiếp theo những kim loại vụn này sẽ được tách biệt bằng cách đặt vào ống từ tính để tách riêng kim loại màu và kim loại đen, nếu có lẫn phi kim loại chúng sẽ bị loại bỏ bằng cách đánh thổi khí nóng. Ở công đoạn nóng chảy phế liệu, tùy theo tính chất của mỗi loại kim loại, những lò nóng chảy sẽ có nhiệt độ và thiết kế khác nhau. Lò này được trang bị các máy khuấy, sản phẩm ra cuối cùng có đạt chất lượng hay không thì công đoạn khuấy này rất quan trọng. Cuối cùng, để sản phẩm cho ra vừa chất lượng, vừa an toàn thì cần thanh lọc phế liệu  thông qua phương pháp điện phân. Đến đây thì các sản phẩm đã sử dụng được sẽ được vận chuyển và tiêu thụ. Tái chế và tái sử dụng là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu tác động của rác thải kim loại đến môi trường, tuy nhiên quá trình tái chế cũng thải ra môi trường lượng nước thải, khí thải nếu không qua xử lý sẽ tác động rất lớn đến sức khỏe con người.

Không tái chế, bên cạnh lượng lớn rác thải kim loại được tái chế thì một lượng các sản phẩm kim loại không được phân loại, thu gom và tái chế và gây ô nhiễm môi trường. Việc vứt bỏ phế liệu kim loại ra môi trường có thể gây nguy hiểm đến chính sức khỏe của con người.

Phế liệu kim loại tồn tại gây ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe con người, sinh vật cũng như môi trường sẽ bị ô nhiễm vì thế tái chế, tái sử dụng các loại phế liệu kim loại là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Việc tái chế, tái sử dụng sẽ làm cho kim loại không thay đổi tính chất vật lý của nó, ngay cả khi được tái sử dụng nhiều lần nhưng việc vứt bỏ phế liệu kim loại ra môi trường có thể gây nguy hiểm cho con người, tác động đến môi trường đất, nước. Vì thế, việc thu gom để tái chế sẽ góp phần hạn chế sự phân tán tính gây hại của kim loại đến môi trường.

Hơn thế nữa, việc tái chế phế không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, quá trình này còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm tài nguyên  khi không phải khai thác khoáng sản để chế biến và tạo ra các sản phẩm từ kim loại.

Để công tác tái chế đạt hiệu quả, mỗi chúng ta cần phải ý thức hơn trong việc phân loại rác tại nguồn. Bên cạnh đó, để công tác thu gom nhanh chóng, giảm chi phí và tiện lời, R-One đã cho ra đời và đang phát triển “Ứng dụng R-One” nhằm giải quyết vấn đề thu mua phế liệu.

Hãy đồng hành cùng R-One, tái chế rác thải và tái tạo vòng đời mới cho rác nhé. 

Tải app và tái chế cùng R-One tại:

App Store: https://apps.apple.com/us/app/r-one/id1581725267

Google Play: https://play.google.com/store/apps/details…