In Tin mới
“Ô nhiễm trắng” tại thành phố Hồ Chí Minh: Khi hành động thôi là chưa đủ!

Với khoảng 1.800 tấn rác thải nhựa phát sinh ra môi trường mỗi ngày, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đối mặt hệ lụy nghiêm trọng từ “ô nhiễm trắng”.
Rác thải nhựa – Những hệ luỵ đáng sợ
Rác thải nhựa trong hơn thập kỷ trở lại đây đã được cảnh báo là mối nguy hiểm cho môi trường và các hệ sinh thái trên Trái Đất. Đây được hiểu là các sản phẩm sản xuất từ nhựa đã qua sử dụng hoặc không dùng đến bị vứt bỏ, ví dụ như: túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa,…vốn có thời gian phân huỷ lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Việc rác thải nhựa không qua xử lý và tái chế bị vứt ra ngoài môi trường ngày càng gia tăng nhất là sau cuộc cách mạng hoá học giữa thế kỷ XX đã gia tăng “áp lực” cho môi trường. Thuật ngữ ô nhiễm trắng do rác thải nhựa cũng dần được ra đời trên cơ sở từ đây.
Theo đó, ô nhiễm trắng được các nhà khoa học định nghĩa là loại ô nhiễm do túi nilon và chất thải nhựa gây ra (Đặng Kim Chi, 2018), mà chủ yếu là sản phẩm nhựa một lần. Công bố của Liên Hiệp Quốc chỉ ra mỗi năm thế giới sử dụng khoảng 5 nghìn tỷ túi nilon và mỗi phút sẽ có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ nhưng chỉ 27% trong số đó được xử lý và tái chế. Điều này đồng nghĩa hơn 70% lượng rác thải nhựa còn lại sẽ bị đẩy ra ngoài môi trường và chủ yếu là môi trường biển và các đại dương.
Một báo cáo khác của Chương trình môi trường Liên hợp quốc (2019) cũng công bố con số kinh khủng khi lượng rác thải nhựa mỗi ngày của chúng ta đủ để trải quanh Trái Đất 4 lần, với 13 triệu tấn chất thải nhựa trôi nổi thải ra ngoài đại dương. Không chỉ tác động tiêu cực đến môi trường mà sức khỏe con người và sinh vật cũng lần lượt gánh chịu hệ luỵ đáng sợ.
Điển hình nhất là chu trình rác thải nhựa xâm nhập vào môi trường đất và nước, trải qua thời gian lâu dài sẽ phân rã trở thành các hạt vi nhựa. Kích thước các hạt này thường có kích thước nhỏ dưới 5mm nên dễ bị sinh vật biển ăn phải, khiến số lượng các loài này có xu hướng giảm xuống (Eurofin, 2016). Do hạt vi nhựa thường dễ bị nhầm lẫn với thức ăn của động vật biển, khi giun đũa, động vật phù du và các động vật hoang dã biển nhỏ khác ăn vi nhựa, dạ dày của chúng đầy lên và chúng không thể ăn bất kỳ thức ăn nào khác. Chẳng bao lâu, việc tiêu thụ vi nhựa dẫn đến cái chết của chúng, vì đói nhưng lại không thể chứa thêm thức ăn (Veerasigam và cộng sự, 2017). Con người khi tiêu thụ những thức ăn này cũng khiến cơ thể bị nhiễm nhựa, gây nguy hiểm cho sức khoẻ về lâu dài.
Thành phố Hồ Chí Minh – Báo động ô nhiễm trắng?
Là trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam với quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, TP.HCM đồng thời phải đối mặt vấn đề ô nhiễm trắng ngày một gia tăng. Theo Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM (2020), mỗi ngày thành phố thải ra hơn 9.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt thì đã có đến 1.800 tấn là chất thải nhựa, chủ yếu là các loại nhựa và nilon. Tuy nhiên trong đó chỉ có 200 tấn được được tái chế nhưng với công nghệ thô sơ và lạc hậu, tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho môi trường.
Một nghiên cứu về ô nhiễm nhựa và vi nhựa trong nước sông Sài Gòn cũng khiến nhiều người bất ngờ khi kết quả cho thấy có 172.000- 519.000 sợi vi nhựa/m3 nước, 10-233 mảnh và màng vi nhựa/m3 nước (Lê Hùng Anh, 2018). Nguồn gốc đến từ nguồn sơ cấp do sản xuất hạt nhựa, mài mòn công nghệ, in 3D, mỹ phẩm,… nguồn thứ cấp do phân rã từ chất thải nhựa lớn do tia UV, nhiệt,…Các hạt này sau khi thải ra môi trường nước sẽ bị sinh vật như cá nuốt phải và theo chuỗi thức ăn quay trở lại cơ thể con người.
Với bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài từ năm 2020 cũng trở thành nguyên nhân gây gia tăng lượng rác thải nhựa trên địa bàn thành phố. Trong năm 2020 do giãn cách xã hội đã khiến dịch vụ giao thức ăn trực tuyến tận nhà tăng đến 75% kéo theo sự gia tăng đáng kể lượng rác thải nhựa. Bằng chứng khi đại dịch tạm lắng xuống thì lượng rác thải nhựa tồn đọng trong thành phố tăng đến 25% (Báo Tuổi trẻ, 2020).
Giảm rác thải nhựa: Chuyện đâu của riêng ai?
Đứng trước thực trạng đáng báo động về ô nhiễm rác thải nhựa, TP.HCM đã và đang không ngừng đẩy mạnh nhiều giải pháp nhằm kéo giảm lượng rác thải nhựa qua từng năm. Nổi bật nhất là chỉ tiêu đến năm 2025, tỷ lệ tái chế rác thải nhựa phải đạt được 60%, giảm được 50% rác thải nhựa trên biển, 80% điểm, khu du lịch, cơ sở lưu trú,…dùng túi nilon sinh học, thân thiện với môi trường thay cho túi nilon dùng một lần.
Đến năm 2030, giảm được 75% rác thải nhựa trên biển, 100% các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy
Rác thải nhựa cho đến nay đã trở thành thuật ngữ quen thuộc nhưng luôn là vấn đề đau đầu tại các đô thị lớn bởi tốc độ công nghiệp tái chế thường phát triển không kịp sức tiêu thụ của người dân. Chính vì thế, công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng là vô cùng cần thiết, bởi đây mới là yếu tố then chốt mang lại thành công. Thay vì kết thúc chúng trong thùng rác, tại sao chúng ta không kiến tại vòng đời mới cho rác bằng cách tham gia cùng R-One qua các dịch vụ thu gom, tái chế và tìm hiểu từ những bài viết về môi trường.
8 Comments
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI MỚI LẠ NHƯ THẾ NÀO? – Recycle One
3 years ago[…] chính là lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày đêm tại Thành phố Hồ Chí Minh là 9.000 tấn chất thải rắn. Lượng rác thải “khủng” nhưng công tác phân loại, thu gom và xử lý chưa […]
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI NHỰA HIỆN ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI (PHẦN 1) – Recycle One
3 years ago[…] Công nghệ xử lý rác thải nhựa hiện đại của các quốc gia trên thế giới đã trở thành điểm nổi bật của riêng mình, trong khi đó lại có rất nhiều nước trên thế giới vẫn đang loay hoay trước vấn nạn “ô nhiễm trắng”. […]
Túi vải thân thiện môi trường có thật sự tốt như lời đồn? – Recycle One
3 years ago[…] “Ô nhiễm trắng” là từ khóa khá quen thuộc với các gen Z sống xanh hiện nay, dùng để chỉ hoạt động sử dụng không đúng cách túi nylon dùng một lần khiến tình trạng môi trường ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Tính tiện lợi khi sử dụng túi nylon dùng một lần đã làm cho mọi người gián tiếp hủy hoại môi trường sống không chỉ của động vật mà còn của con người. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021), mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 22 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó khoảng 10% là chất thải nhựa và số lượng này ngày càng gia tăng nhất là trong thời điểm dịch Covid vẫn còn hoành hành. Vấn đề này không chỉ là mối quan tâm của mỗi Việt Nam mà ngay cả trên toàn thế giới lúc nào cũng phải “đau đầu” về việc xử lý rác thải nhựa. Bằng chứng cho thấy, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp triển khai các ý tưởng về các loại túi phân huỷ sinh học có chứa nguyên liệu tự nhiên và ứng dụng các công nghệ xử lý rác thải 4.0 trong việc giảm thiểu rác thải. Thế tại sao nylon lại có thể “sống” lâu như vậy trong môi trường? […]
Ô nhiễm đại dương: Những “sát thủ” thầm lặng khiến môi trường biển suy thoái – Recycle One
3 years ago[…] Rác thải nhựa có thể hiểu đơn giản là các sản phẩm nhựa sau khi sử dụng sẽ được thải bỏ thẳng ra ngoài môi trường mà không được phân loại cụ thể. Phần lớn chúng đều là những loại nhựa không thể phân huỷ hoặc chỉ có thể phân rã trong một khoảng thời gian rất lâu. Khi bị vứt bỏ, rác thải nhựa này có thể theo nhiều nguồn khác nhau đổ ra biển nên còn được gọi là “Nhựa đổ ra đại dương” (Ocean Bound Plastic). […]
Hưởng ứng Ngày Trái đất năm 2022: Bạn có thể làm gì ngay bây giờ? – Recycle One
3 years ago[…] trạng sử dụng túi nilon tràn lan đã gây ra hậu quả khi môi trường đang bị “ô nhiễm trắng” như hiện […]
Top 10 những xu hướng sống xanh giúp bảo vệ môi trường hiện nay – Recycle One
3 years ago[…] động trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trái đất đang rơi vào tình trạng “ô nhiễm trắng” khi lượng rác thải nhựa thải ra môi trường ngày càng tăng, vậy phải làm […]
LỐI SỐNG XANH ĐẾN TỪ ĐIỀU GIẢN ĐƠN - Bạn đã biết 1 số cách bảo vệ môi trường bằng lối sống xanh ? - Easy E-commerce Class
2 years ago[…] động trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trái đất đang rơi vào tình trạng “ô nhiễm trắng” khi lượng rác thải nhựa thải ra môi trường ngày càng tăng, vậy phải làm […]
10 điều đơn giản để có lối sống xanh
2 years ago[…] động trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trái đất đang rơi vào tình trạng “ô nhiễm trắng” khi lượng rác thải nhựa thải ra môi trường ngày càng tăng, vậy phải làm […]
Comments are closed.