Ô nhiễm không khí do vi nhựa cần được quan tâm hơn bao giờ hết

Ô nhiễm không khí do vi nhựa cần được quan tâm hơn bao giờ hết

Hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong thức ăn, đại dương và ở các nơi xa xôi khác trên thế giới. Cho tới hiện tại, rất nhiều nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng hạt vi nhựa cũng đang trở nên dày đặt hơn trong không khi. Mối lo ngại này bắt đầu từ năm 2019 khi một nhóm nghiên cứu ở Demark đã có những phát hiện mang tính đột phá về ô nhiễm không khí do vi nhựa. Trên thực tế, một người trung bình có thể hít phải tới 16,2 sợi vi nhựa mỗi ngày từ quần áo và các đồ dùng nhựa xung quanh. Qua bài viết này, R One sẽ cho các bạn thấy cái nhìn bao quát hơn về vấn đề ô nhiễm không khí do vi nhựa gây nên

Vậy bạn cần biết gì về vi nhựa trong bài viết này?

– Vi nhựa tới từ đâu.

– Tại sao vi nhựa lại có trong không khí.

Ô nhiễm không khí do vi nhựa sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.

– Phải làm gì để ứng phó với ô nhiễm không khí do vi nhựa.

– Làm cách nào để giảm sản sinh ra vi nhựa trong không khí.

Vi nhựa có nghĩa là gì?

Theo cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA), vi nhựa là những phần tử nhựa trong không khí có kích nhỏ hơn 5 mm. Các nhà nghiên cứu của NOAA đã tìm thấy vi nhựa trong vô số nơi như: Nước uống, đại dương (ngay cả ở đáy biển), sông hồ, tuyết và nước mưa. Vi nhựa có ở nhiều nơi nêu trên là do tính chất vật lý nhẹ và nhỏ của vi nhựa đã giúp nó len lỏi vào vòng tuần hoàn của nước. Chúng được phát tán vào các môi trường theo mây mưa và gió.

Vi nhựa có từ đâu?

Thông thường vi nhựa sẽ di chuyển từ môi trường nước sang môi trường không khí qua quá trình bốc hơi nước, nhưng ngoài ra còn vô số nguồn khác như:

– Vật liệu nhựa tổng hợp: Gồm nhựa polyester và polypropylene được dùng rất nhiều trong các sản phẩm quần áo và trong quá trình giặt giũ đã sản sinh ra vi nhựa.

– Lốp xe phương tiện giao thông: Trong quá trình di chuyển, các lốp xe phát sinh ra các mảnh nhựa và vi nhựa do ma sát.

– Các sản phẩm nhựa gia dụng: Giày dép, dụng cụ bếp, thiết bị gia dụng,…

– Nhựa trong xây dựng: Vi nhựa phát sinh trong quá trình trải nhựa đường và thi công.

– Trong các nhà máy cơ khí, nhà máy nóng và nơi sản xuất nhựa.

=> Về cơ bản, vật liệu nhựa sẽ phân rã theo thời gian, các mảnh nhựa trở nên nhỏ dần và đạt tới những kích thước siêu vi gây ô nhiễm không khí và gây hại đến sức khỏe con người.

Vi nhựa gây hại gì cho sức khỏe con người?

Tác động sức khỏe của vi nhựa trong không khí được phân loại và được xét chung là thành phần bụi trong không khí:

– Phần tử kích thước > 10 micromet, thường tồn tại trong thức ăn ta ăn phải.

– Phần tử kích thước =< 10 micromet, có thể tiếp cận hệ hô hấp và làm giảm chức năng của phổi.

– Phần tử kích thước =< 2,5 micromet, chúng thâm nhập vào phổi, làm hại phổi da, mắt,…

– Phần tử kích thước =< 1 micromet, phần tử đi vào máu, gây bệnh tim và mất trí nhớ.

Dưới đây là các nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của hạt vi nhựa trong môi trường đến sức khỏe của bạn:

1. Đại học Paris-Est (2019) đã phát hiện ra rằng sợi nhựa (nguồn vi nhựa phổ biến nhất trong không khí) ảnh hưởng đến sức khoẻ như viêm phổi, cũng như tăng nguy cơ vô sinh và ung thư vì các hóa chất dính vào bề mặt vi nhựa.

2. Các hạt vi nhựa do kích thước rất nhỏ nên dễ xâm nhập vào hệ hô hấp của bạn khiến sức khỏe giảm sút.

3. Gia tăng sự độc hại cho đại dương khi các hạt nhựa lơ lửng trong không khí, chúng tiếp xúc với  tia UV và các thành phần khí quyển khác. Vì thế khi các hạt rơi trở lại đại dương có khả năng gây hại hoặc độc hại hơn trước đây đối với bất kỳ sinh vật biển nào ăn phải chúng, trong đó có con người.

4. Một số loại vi nhựa này trở thành giá đỡ cho sự phát triển của vi khuẩn, vì vậy khi nhựa tồn tại trong không khí sẽ góp phần lan rộng sự phát tán của chúng hơn. 

Bạn có thể làm gì để bảo vệ bản thân truóc ô nhiểm không khí do vi nhựa?

Vì vi nhựa có rất nhiều trong đời sống của chúng ta (thức ăn, nước uống, không khí) nên chúng ta không thể ngăn chặn vi nhựa đi vào cơ thể mình được. Việc tốt nhất ta có thể làm là phải giảm thiểu các nguồn gốc sản sinh vi nhựa nhiều nhất có thể qua những cách sau:

  • Chỉ mua những sản nhựa tái chế được nhiều lần hoặc có thể phân hủy hữu cơ.

Những sản phẩm có khả năng phân hủy hữu cơ thường được dán mác xác nhận và rất được ưa chuộng bởi người tiêu dùng. Các sản phẩm này sau khi thải bỏ có thể phân rã hoàn toàn trong đất hoặc bị phân hủy bởi các vi sinh vật trong môi trường đất.

thay thế nhựa giúp giảm ô nhiễm không khí
Sản phẩm được dán nhãn mác để giúp người dùng nhận biết sản phẩm.

Một vài vật liệu thay thế nhựa có khả năng phân hủy cực nhanh như:

– Polyme làm từ tinh bột

– Sợi gỗ.

– Sơ dừa.

Ngoài ra, các vật liệu như thủy tinh, kim loại và túi vải cũng sẽ là các vật liệu tuyệt vời để thay thế các sản phẩm nhựa nếu ta biết gìn giữ và bảo quản chúng tốt về lâu dài.

  • Giữ dụng máy lọc không khí trong nhà:

Các phần tử vi nhựa nhìn chung vẫn to hơn các loại phân tử không khí nguy hiểm khác như PM10, PM2.5 và bụi mịn. Nên vi nhựa có thể dễ dàng được thu gom thông qua các thiết biệt lọc không khí trong nhà. Kích thước phần tử vi nhựa nhỏ nhất được ghi nhận là khoảng 1 micronmet. Với những máy lọc khí chất lượng cao ngày nay hoàn toàn có thể lọc sạch các phần tử vi nhựa này trong nhà ở và phòng làm việc.

  • Giảm xả thải và thu gom rác thải ở trên biển:

Hiện nay, vi nhựa đã đi sâu vào trong chuỗi thức và gây ra nhiều căn bệnh cho sinh vật sống. Các loài sinh vật dưới nước là những nạn nhân đầu tiên vì nhựa rất dễ phát tán và phân rã trong môi trường nước. Nếu ta cứ tiếp tục sử dụng đại dương như một bể chứa lớn cho rác thải, thì vi nhựa sẽ xâm nhập vào cơ thể ta và gây bệnh trước cả khi môi trường không khí bị ô nhiểm do vi nhựa.

Bạn rút ra được gì qua bài viết?

Điều rút ra duy nhất ở đây là bạn cần phải hy sinh mỗi ngày một ít cho môi trường thông qua các hành động nhỏ bảo vệ môi trường. Nếu 8 tỷ người cùng đồng lòng trong việc này thì mối nguy hiểm từ vi nhựa có thể được ngăn chặn. Một hành động nhỏ của bạn nhưng sẽ mang ý nghĩa rất lớn đối với môi trường chúng ta.

Bên cạnh đó thì bạn cũng cần ủng hộ các giải pháp khoa học công nghệ vì đó chính là tương lai trong công cuộc bảo vệ môi trường và giảm ô nhiễm không khí. Hãy đồng hành cùng với các tổ chức như R One chúng mình để góp phần bảo vệ tương lai không chỉ của bản thân mà còn các thế hệ sau của chúng ta nhé.

50 Comments

Comments are closed.