Bạn thử đoán xem bên trong một túi rác có chứa những gì?

Bạn thử đoán xem bên trong một túi rác có chứa những gì?

Ve chai, đồng nát là những loại chất thải vô cùng thân thuộc và luôn hiện diện trong nhà của chúng ta. Và chắc hẳn, nơi mà chúng có mặt nhiều nhất trong nhà là ở trong từng túi rác sinh hoạt của chúng ta. Thế nhưng, trong túi rác tại nhà của chúng ta chỉ có vỏn vẹn ve chai với đồng nát thôi sao? Tất nhiên là không rồi, trong một cái túi rác có vô số những thành phần khác nhau đấy. Các bạn hãy cùng R One tìm hiểu xem trong một túi rác đầy thì sẽ tồn tại những loại chất thải nào qua một mẩu chuyện sau nhé.

Chuyện kể rằng, có một thế giới tồn tại bên trong Trái đất chúng ta, những “cư dân” đó sinh sống song song bên cạnh con người chúng ta và thường thì chúng ta lúc nào cũng xem thường sự tồn tại của cái thế giới đó. Nhưng nào đâu biết được, thế giới đó lại là những nhân tố quyết định sự sống còn của con người mai sau. Bạn biết không, đó là chính là thế giới “Rác thải” đấy. Trong thế giới “Rác thải” ấy có rất nhiều “cư dân” đã và đang sinh sống trong đó.  Các “cư dân” ở thế giới đó được trộn lẫn với nhau trong ngôi nhà chung đó là “Túi rác” – thứ mà bất cứ lúc nào cũng có khả năng tồn tại trong nhà của con người. Chúng ta cùng nhau điểm qua một vài nhân tố đang sinh sống trong thế giới đó nhé!

Rác thải nhựa – “Cư dân” bí hiểm nhất của thế giới “Rác thải”

Rác thải nhựa có rất nhiều “anh em” khác nhau. Từ “cô” túi nilon đến “anh” chai nhựa thì nhân tố nào cũng làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn nếu mỗi con người chúng ta chỉ nhìn mà không làm gì với nó. Ngay trong chính môi trường, rác thải nhựa hầu như không thể hoàn toàn mà chúng chỉ phân rã thành các mảnh nhựa nhỏ hơn mà con người hay gọi là hạt vi nhựa. Ngoài ra, nó còn gây cản trở quá trình phát triển của cây cối, thực vật khi mà chúng ta cứ chôn nó xuống lòng đất cho trường hợp mắt không thấy thì không cần xử lý. Bên cạnh đó, rác thải nhựa lẫn trong thức ăn của các loài động vật dẫn đến tình trạng động vật bị chết hoặc bị thương do ăn nhầm và tất nhiên còn nhiều hiểm hoạ khác chưa được liệt kê đấy.

Rác thực phẩm – “Cư dân” nhìn vô hại nhưng không hẳn vậy

Rác thải thực phẩm hay con người chúng ta thường gọi là rác hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ những thực phẩm hằng ngày mà con người không còn nhu cầu tiêu thụ nữa hoặc không thể được tiêu thụ được nữa. Ước tính mỗi năm, các “cư dân” này bị thải bỏ ra bên ngoài lên đến 100 triệu tấn từ các quá trình của ngành công nghiệp chế biến trên toàn thế giới. Dạo gần đây, con người con cho rằng, rác thải thực phẩm là một vấn đề của toàn cầu, một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường sống hiện nay. Khí metan từ rác thải thực phẩm tạo ra 3,3 tỷ tấn khí nhà kính mỗi năm và chiếm khoảng 7% tổng lượng khí thải. Việc xử lý chất thải nói chung không đúng cách còn gây ô nhiễm đất và nguồn nước.

Ve chai, đồng nát – “Cư dân” im lặng nhưng tiềm năng

Ve chai, đồng nát được xem là “cộng đồng dân cư” khá đông đúc và chiếm diện tích nhưng lại không quá ồn ào bởi vì các “cư dân” này có giá trị sử dụng đối với con người. Chắc hẳn, hình ảnh đẩy các chiếc xe cọc cạch khắp phố xá tại Việt Nam của các cô chú thu mua ve chai, đồng nát không quá xa lạ đối với chúng ta đúng không? Ve chai, đồng nát thường là các món mà con người chúng ta có thể buôn bán được như lon nhôm, vỏ hộp sữa, bìa carton,… nên đây là các loại rác có thể tái chế được và có giá trị kinh tế nếu con người biết cách tận dụng. Đôi lúc, chính các “cư dân” này được đặt cách sống ở những ngôi nhà “Túi rác” riêng biệt và được để gọn ở một góc nhà của con người để chờ đem bán cho các cô chú thu mua ve chai, đồng nát.

Rác thải nguy hại – “Cư dân” ít nhưng nguy hiểm

“Cư dân” này tồn tại trong nhà của con người không quá nhiều nhưng nó lại có thể gây nguy hiểm cho chính cuộc sống của con người nếu không được xử lý đúng. Những viên pin con ó nhỏ xíu, những chai chất tẩy rửa hay những bình xịt côn trùng,… chính là những thành viên của “cư dân” này. Những “cư dân” này cần được con người phân loại kĩ càng và xử lý theo đúng quy chuẩn nếu không muốn môi trường dính đến tình trạng vừa ô nhiễm vừa nhiễm độc đó nha vì chủ yếu các “cư dân” trên được sản xuất từ hoá chất.

Có nhiều “cộng đồng cư dân” như thế đấy nhưng lại chỉ được con người trộn lẫn chung trong một ngôi nhà to lớn là “Túi rác”. Sau đó, cứ đến đúng giờ mỗi ngày, các xe rác to lớn của con người sẽ đến từng nhà để thu gom từng “Túi rác” ấy đem về nhà máy phân loại. Ngôi nhà “Túi rác” to lớn ấy mà được sử dụng vật liệu tốt thì không cần bàn đến nhưng nếu như sử dụng vật liệu kém để sản xuất “Túi rác” hay bị vật nhọn đâm thủng thì tình trạng các “cư dân” sẽ rơi xuống giữa lòng đường bất chợt trong quá trình vận chuyển thì vẫn có khả năng rất lớn nha. Vậy chúng ta trên tinh thần là những con người vì môi trường thì việc phân loại các “cư dân” của thế giới “Rác thải” là điều vô cùng cần thiết vì một môi trường xanh. Nếu con người muốn sinh sống thoải mái bên cạnh thế giới “Rác thải” ấy thì con người chúng ta cùng đồng lòng thực hiện nghiêm khắc công việc phân loại rác tại nguồn. Kể cả vậy thì R One chắc là các “cư dân” trong thế giới “Rác thải” cũng muốn được sinh sống riêng rẻ thay vì trộn lẫn trong ngôi nhà chung “Túi rác” ấy.Qua mẩu chuyện tưởng tưởng nho nhỏ trên, bạn có những suy nghĩ như thế nào nếu thực sự có một thế giới “Rác thải” và chúng biết chia sẻ cảm nghĩ của chúng với con người? Các “cư dân” đó nhất là ve chai, đồng nát sẽ nói gì với con người nếu muốn môi trường xanh hơn nhỉ? Và tất nhiên, các bạn cũng đừng quên đồng hành cùng R One để kiến tạo vòng đời cho rác nha!

Vòng đời của “em” túi nilon: Kích thước “small” nhưng tác hại “all”