Có thể bạn chưa biết? – Câu chuyện vòng đời của rác thực phẩm

Có thể bạn chưa biết? – Câu chuyện vòng đời của rác thực phẩm

Thực phẩm có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh chống lại nguy cơ của bệnh tật, giúp chúng ta hoạt động và làm việc. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, lượng thực phẩm được tiêu thụ mỗi ngày là rất lớn, tuy nhiên nếu không có những biện pháp bảo quản và sử dụng phù hợp, tình trạng lãng phí thực phẩm có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mỗi ngày là rất lớn, bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, rác thải thực phẩm cũng là một trong những yếu tố cần được quan tâm vì khả năng ứng dụng cao của chúng nếu được tái chế phù hợp. 

Theo số liệu thống kê, Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số lãng phí thực phẩm trong khu vực. Cơm/ bún/ phở/ mì chiếm tỉ trọng lớn nhất trong biểu đồ những loại thức ăn bị lãng phí (68%), kế đến là thịt/ cá nấu chín (53%) và rau củ (44%). Ước tính, tổng lượng thực phẩm thất thoát từ chuỗi cung ứng Việt Nam tương đương 60% lượng chất thải rắn. 

Các đô thị sẽ rơi vào khủng hoảng môi trường, dịch bệnh nếu không xử lý được vấn đề tích tụ rác thải thực phẩm. Bên cạnh đó, để bù đắp cho lượng lương thực bỏ đi, chuỗi cung ứng càng tăng tốc để sản xuất ra nhiều hơn, vô hình chung tạo ra nhiều phát thải hơn. 

Rác thải thực phẩm được xem là vấn đề của toàn cầu, chúng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay. Nếu không được xử lý, khí metan của rác thải thực phẩm tạo ra 3,3 tỉ tấn khí nhà kính mỗi năm, chiếm khoảng 7% tổng lượng khí thải. Việc xử lý chất thải nói chung không đúng cách còn gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Để cái thiện tình trạng này, tái chế và xử lý rác thải thực phẩm hợp lý là một vấn đề rất cần thiết. Vậy làm thế nào để đưa ra những giải pháp phù hợp, trước tiên hãy cùng tìm hiểu vòng đời của thực phẩm diễn ra như thế nào?

Trồng trọt và chăn nuôi, đây là quá trình tạo ra nguyên liệu để sản xuất và chế biến ra thực phẩm. Hầu hết thực phẩm điều có nguồn gốc từ thực vật và động vật, vì vậy trồng trọt và chăn nuôi là giai đoạn quang trọng trong quá trình tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người. Nhiều thực vật và bộ phận thực vật được làm thức ăn và có khoảng 2.000 loài thực vật được trồng làm thực phẩm. Đồng thời, động vật cũng được sử dụng làm thực phẩm, thịt là một ví dụ về sản phẩm trực tiếp được lấy từ động vật. Để có thể được sử dụng làm thực phẩm, thực vật hay kể cả động vật điều trải qua quá trình trồng trọt và chăn nuôi với những kỹ thuật khác nhau tùy chủng loại để chúng có thể phát triển và đạt năng suất. Phân bón hóa học bay chất thải gia súc tại quá trình này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường nếu không có những biện pháp xử lý phù hợp.

quá trình trồng trọt trước khi thành rác thực phẩm.
Quá trình trồng trọt nông sản trước khi được thu hoạch để chế biến, sản xuất.

Khai thác, trải qua quá trình trồng trọt hoặc chăn nuôi, sau khi đáp ứng đủ các tiêu chí, nguyên liệu sẽ được khai thác và vận chuyển đến các đơn vị sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Chế biến và sản xuất, đây là giai đoạn bảo quản, chế biến nguyên liệu trước khi thực phẩm được đưa ra thị trường. Nguồn nguyên liệu động, thực vật phong phú từ trồng trọt và chăn nuôi tạo ra nhiều loại thực phẩm sau khi trải qua giai đoạn sản xuất và chế biến. Nguồn nguyên liệu từ ngành chăn nuôi như bò, lợn, trâu, gia cầu, các loại thủy sản cung cấp trứng, thịt, sữa,…Nguyên liệu từ trồng trọt như cây công nghiệp lâu năm (tiêu, điều, chè, cà phê,..) hay cây lương thực (lúa, mì,..), cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương,..), rau và cây ăn quả được xem là nguồn nguyên liệu chủ đạo và quan trọng cho các thực phẩm tiêu thụ của con người hiện nay. Bên cạnh những lợi ích, những tồn tại về môi trường do quá trình sản xuất, chế lương thực, thực phẩm tạo ra cũng cần được giải quyết. Bên cạnh những công nghệ sản xuất, xử lý chất thải hiện đại, cho đến nay nhiều doanh nghiệp hay làng nghề vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị tận dụng chắp vá chưa có hệ thống xử lý chất thải làm tăng tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn,…Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm BOD5, COD diễn ra rộng khắp tại các kênh rạch hiện nay. Chất rắn nông sản phát sinh tại các công đoạn bóc, gọt, rửa, luộc, cắt và các sản phẩm phụ như bã ép, vỏ hay vây, lông và những sản phẩm thừa nội tạng không tận dụng hết trong quá trình giết mổ gia súc, gia cầm hay chế biến thủy sản có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao.

chế biến thực phẩm sau đó sẽ thành phần rác thực phẩm
Quá trình chế biến thực phẩm.

Phân phối và tiêu thị, sau khi sản xuất và chế biến, thực phẩm sẽ được phân phối tại các siêu thị, hệ thống bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Trải qua quá trình sử dụng hoặc bảo quản không phù hợp, thực phẩm sẽ trở thành rác thải thực phẩm (rác thải hữu cơ). Nếu không có những biện pháp thu gom và xử lý phù hợp, có thể sẽ làm rò rỉ các chất thải thực phẩm ra môi trường và gây ô nhiễm. Ở giai đoạn này, rác thải thực phẩm sẽ được chia làm hai hướng được tái chế và không tái chế.

rác thực phẩm có khả năng nhiều tại siêu thị.
Thực phẩm được phân phối và tiêu thụ.

Thu hồi, tái chế và tái sử dụng, tại Việt Nam, việc tái chế rác thải thực phẩm để nâng cao giá trị vẫn chưa phổ biến, chỉ dừng mở mức độ sử dụng nước vi sinh ủ rác thải thực phẩm thành phân bón đậm đặc (phương pháp ủ rác thải thực phẩm thành phân compost) với nhiều dưỡng chất tốt cho cây trồng. Phương pháp này không chỉ có thể áp dụng tại nhà máy xử lý, mà chúng còn có thể dễ dàng thực hiện tại các hộ gia đình Chỉ cần một thùng ủ rác thải thực phẩm và 1 thùng chứa nước vi sinh hoặc tận dụng các loại sinh vật trong đất, các hộ gia đình đã có thể đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp tại gia đình. Cho đến nay, đã có nhiều nhà máy xử lý sử dụng công nghệ, máy móc hiện đại để tạo ra phân bón nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu xử lý thực tiễn.

Rác thải thực phẩm sau khi trải qua q uá trình ủ và trở thành phân compost.
Rác thải thực phẩm sau khi trải qua q uá trình ủ và trở thành phân compost.

Không tái chế, chất thải thực phẩm hầu hết có hàm lượng dinh dưỡng cao, điều này đồng nghĩa với việc rác thải thực phẩm rất dễ thối rữa khi tích tụ khối lượng lớn và trở thành nơi sinh sôi, tập trung của nhiều loài sinh vật gây bệnh và chúng sẽ đe dọa trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người. Phần lớn rác thải thực phẩm hiện nay được lẫn trong rác thải sinh hoạt và xử lý bằng cách chôn lấp. Khi rác thải thực phẩm tích tụ đủ lớn và phân hủy trong  môi trường yếm khí, dẫn đến hậu quả là rác thải thực phẩm sẽ phát ra khí metan gây hiệu ứng nhà kính. 

Nhằm hạn chế những tác động của rác thải thực phẩm, điều đầu tiên là giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm, tiêu dùng và bảo quản hợp lý để hạn chế thải bỏ thực phẩm. Bên cạnh đó, chủ động phân loại rác tại nguồn cũng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tái chế. Việc giảm thất thoát, lãng phí hoặc nâng cao khối lượng rác thải thực phẩm được tái chế không chỉ đóng góp đáng kể vào việc giảm phát thải khí nhà kính, giảm áp lực lên tài nguyên nước, đất, tiết kiệm chi phí mà còn giúp đạt được an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả dinh dưỡng. 

Hiệu được nhu cầu thực tiễn, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, giảm tình trạng ô nhiễm do ùn ứ rác thải hiện nay, cùng với sứ mệnh biến rác thành sản phẩm có giá trị. Doanh nghiệp xã hội Recycle One tiến hành triển khai sử dụng công nghệ hiện đại, đã được áp dụng tại một số nước phát triển, tái chế rác thải thực phẩm trở thành tro làm phân bón cho cây trồng. Hơn thế nữa, quá trình tái chế bằng công nghệ này còn tạo ra năng lượng điện giúp tiết kiệm nhiều chi phí khác.

Trong khoảng thời gian sắp tới, R-one sẽ thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm biến rác thành những sản phẩm hữu dụng, có giá trị thông qua quy trình tái chế đặc biệt là tái chế rác thải nhựa và rác thải hữu cơ. Hãy cùng đồng hành cùng R-One ở những giai đoạn tiếp theo để tái tạo vòng đời mới cho rác nhé.

Thu mua ve chai bằng ứng dụng R One tiện lợi và đơn giản