In Tin mới
Đánh giá tác động môi trường nhựa như thế nào mới đúng chuẩn?
Hãy nghĩ về những lúc bạn đi chợ, đi siêu thị,… bạn nhìn quanh các loại hàng hóa và trong đầu bạn luôn xuất hiện những câu hỏi đại loại như: sản phẩm này chất lượng ra sao, giá cả bao nhiêu? Vẫn chưa hết, thế còn bao nhiêu thứ khác như: nó được sản xuất thế nào, làm từ vật liệu gì, có đảm bảo an toàn cho sức khỏe, có thân thiện với môi trường không,…
Vậy nếu bạn muốn biết được mình nên mua chai nước Lavie hay Dasani, chuối Mỹ hay chuối Việt Nam, hoặc thậm chí cửa hàng bạn đang mua đồ đang ảnh hưởng gì đến môi trường không? Hãy cùng R One tìm hiểu về việc đánh giá tác động môi trường nhựa như thế nào ngay sau đây nhé!
Những gì bạn sẽ thu được khi đọc bài viết này:
1) LCA cần thiết cho những ai?
2) Vòng đời của nhựa.
3) 4 giai đoạn của LCA.
4) Các tác động môi trường của nhựa.
5) Phương pháp sử dụng nhựa bền vững.
Các tác động môi trường đến từ một sản phẩm
Một sản phẩm và vòng đời của nó sẽ ảnh hưởng gì tới môi trường? Đây là câu trả lời cơ bản mà LCA (Life Cycle Assessment) luôn cố gắng tìm câu trả lời. LCA là một công cụ hiệu quả để định lượng các tác động môi trường của một sản phẩm hoặc hoạt động trong toàn bộ vòng đời của mình. Để biết được một sản phẩm có thân thiện với môi trường hay không chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như đối với đồ nhựa:
+ Loại nhựa làm từ loại vật liệu nào, những loại vật liệu đó được sử dụng thế nào.
+ Sản phẩm nhựa này đáp ứng các điều kiện về nhiệt độ, nước, lực nén, độ bền,… ra sao.
+ Điều kiện vận chuyển sản phẩm, phương tiện vận chuyển sản phẩm.
Những yếu tố này có thể gây bối rối. Khiến ta không thể chọn ra yếu tố nào cần quan sát nhất trong việc đánh giá về khả năng phát triển bền vững của sản phẩm. Vì thế, LCA sẽ giúp ích trong việc tạo ra các khuôn khổ cho việc đánh giá tác động môi trường nhựa.
LCA cần thiết cho những ai?
Tất cả mọi thông tin về mặt hàng, sản phẩm đều nhận được sự quan tâm rộng lớn của tất cả mọi khách hàng, người dùng. Trong khía cạnh chuyên môn hơn LCA là một công cụ hữu ích giúp giảm thiểu chi phí cho các quy trình sản xuất, tạo ra những quy trình hợp lí hỗ trợ các nhà quản lí. Đưa ra những thông tin sâu sắc về sản phẩm giúp ích cho các đại lí và nhà phân phối sản phẩm. Tạo những dữ liệu cần thiết để các nhà đầu tư sử dụng và quyết định tính khả thi của dự án.
Trên thực tế, LCA hữu dụng nhất cho việc hộ trợ công ty đáp ứng các quy định của pháp luật để được cấp phép sản xuất. Và đề suất các phương án giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.
Đánh giá tác động môi trường nhựa theo phương pháp LCA
a) Xác định phạm vi và quy trình đánh giá:
Nếu chúng ta muốn đánh giá tác động môi trường nhựa, ta cần phải xác định được những công đoạn chính trong vòng đời sản phẩm. Phạm vi đánh giá có thể gói gọn trong khâu sản xuất, khâu chuẩn bị dự án hoặc có thể là toàn bộ vòng đời của sản phẩm (nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, thải bỏ, tái chế).
b) Thực hiện 4 bước của LCA:
Các giai đoạn này được thiết lập dựa trên các phổ biến trong ISO 14040 và 14044.
Bao gồm 4 bước chính:
- Xác định mục tiêu và phạm vi của dự án
- Thu nhập dữ liệu
- Đánh giá tác động môi trường
- Diễn giải về tác động môi trường
Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi của dự án
Bước khởi đầu này giúp xác định được đối tượng nghiên cứu đánh giá, điều này giúp ta chuẩn bị những điều cần thiết cho dự án. Xác định được độ sâu cần thiết trong nghiên cứu và phân tích dữ liệu. Tìm kiếm các mối liên hệ cần thiết cho sự trợ giúp của các bên khác trong các vấn đề về pháp lý, ngoại giao,..
Bước 2: Thu nhập dữ liệu
Về cơ bản, ta phải thu được mọi loại dữ liệu liên quan tới quy trình sản suất đang đánh giá. Bao gồm các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, không khí,… Cho tới các chi tiết bên trong của các công đoạn như nguyên liệu đầu vào, đầu ra, xem xét các yếu tố khác như điện, công suất vận hành.
Bước 3: Đánh giá tác động môi trường
Dựa trên dữ liệu thu được từ bước 2, phân tích và đánh giá dữ liệu. Từ đó, đưa ra những đánh giá sơ bộ về các khả năng gây hại đến môi trường hoặc không lợi ích cho kinh tế. So sánh khối lượng các loại nguồn thải từ các quy trình khác nhau.
Bước 4: Diễn giải về kết quả đánh giá
Khi chúng ta đã có những hiểu biết chuyên sâu về sản phẩm. Chúng ta có thể đưa ra những đánh giá cần thiết như:
• Mức độ phát thải của sản phẩm hoặc dịch vụ là bao nhiêu?
• Nó như thế nào so với các sản phẩm khác trong danh mục đầu tư tương tự?
• Phương pháp hiệu quả nhất để giảm tác động môi trường của sản phẩm của chúng ta là gì?
• Chúng ta có thể sản xuất nó hiệu quả hơn không?
R One đã trình bày sơ bộ về 4 giai đoạn chính của LCA về quy trình đánh giá tác động môi trường nhựa. Quy trình trên có thể dùng và thay đổi linh hoạt cho các loại hình dự án khác nhau. Việc đánh giá tác động môi trường nhựa cùng vì có nhiều cách thức khác nhau mà không thể quy chung trong một khung dữ liệu hoặc một loại hình dự án. Tuy nhiên, vì vấn đề về rác thải nhựa là một vấn đề chung của toàn thế giới. Nên có thể đưa ra một vài đánh giá và giải pháp chung chung như sau.
Tình hình rác thải nhựa trên thế giới ngày nay
Kể từ loại nhựa đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1862. Con người đã phát triển ra vô số các sản phẩm từ nhựa. Ngày nay, nhựa có mặt ở mọi nơi trong đời sống, từ cái bọc ni lông tới các đồ dùng gia dụng, điện tử và thậm chí cả quần áo ta mặc.
Lượng rác thải nhựa cũng theo đó mà ngày một gia tăng. Tổng lượng nhựa mà con người đã sản xuất ra từ đó tới nay vào khoảng 8,3 tỉ tấn nhựa. Những con người hiện nay chỉ cỉ có thể tái chế được 9% lượng rác nhựa thải ra (OECD, 2021).
Nhựa gần như có mặt ở khắp mọi trên trái đất, từ nơi ngọn núi cao như đỉnh Everest tới đáy đại dương sau thẩm và cho đến miền tận cùng ở 2 đầu cực.
Đại dương là nơi chứa nhiều rác thải nhựa nhất. Báo cáo của WWF cho biết, mỗi năm, có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là rác thải sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Lượng rác nhựa mà con người xả vào đại dương ngày nay trong một phút tương đương với một chiếc xe chở lượng rác từ 10-20 tấn thông thường. Hầu hết rác thải nhựa sẽ bị phân hủy bởi ánh nắng thành những mảnh vụn nhỏ, các vụn nhỏ này tiếp tục phân hủy thành các kích thước nhỏ hơn. Tạo thành các phần tử vi nhựa với kích thước dưới 5mm. Ước tính trung bình một mảnh nhựa diện tích 20 cm2 có thể tạo ra tới 6000 phần tử vi nhựa.
Ô nhiễm đại dương: Những “sát thủ” thầm lặng khiến môi trường biển suy thoái
Đối với những hạt nhựa có kích thước siêu nhỏ này, chúng dễ dàng phân tán vào trong môi trường trường xung quanh và xâm nhập vào lưới thức ăn và dần đi vào cơ thể con người gây độc tố. Không chỉ riêng vi nhựa, một nghiên cứu cho thấy những mảnh nhựa lớn hơn cũng đã được tìm thấy trong hơn 2000 loài sinh vật lớn nhỏ. Các đảo rác thải đang dần hình thành trên các đại dương. Thái bình dương là một trong số đó với 5,1kg rác thải trên mỗi mét vuông diện tích. Những loại rác lơ lửng trong đại dương có thể làm ngạt các loại sinh vật biển hoặc khiến chúng bị kẹt tới khi chết đói.
Hầu hết nhựa được tạo ra từ nguồn nguyên liệu chính là dầu mỏ. Trong quá trình sản xuất đã tạo ra nhiều loại khí gây ô nhiểm và hiệu ứng nhà kính. Việc đốt cháy và tái chế nhựa cũng phát sinh ra những chất vô cùng độc hại như đi-ô-xin, furan.
Rác thải nhựa trong đất sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Những hạt vi nhựa đi vào trong đất gây ô nhiểm nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó, nhựa CPVC là một loại nhựa nhiệt dẻo được sản xuất bằng cách clo hóa nhựa polyvinyl clorua (PVC) cũng giải phóng chất độc vào môi trường xung quanh và gây hại đến môi trường đất.
Chúng ta cần làm gì đối với những tác động trên?
Vấn đề về rác thải nhựa vốn là một vấn đề lớn trên thế giới và không kém phần nan giải. Đã có rất nhiều nỗ lực ấn tượng trong việc thu gom chất thải nhựa, nhưng thành tích đạt được từ những nổ lực đó không thể nào giải quyết được tình trạng rác thải nhựa đang dần leo thang.
Để có thể giải quyết tình trạng trên. Việc tốt nhất ta có thể làm được, là phải ra sức thay đổi cả một hệ thống sản xuất và tiêu dùng đồ nhựa. Sự thay đổi cần bắt đầu từ ý thức của mỗi cá nhân qua và sự nổ lực trong việc xây dựng chính sách của nhà nước. Cụ thể qua các hành động được đề xuất sau.
+ Sử dụng ít đồ nhựa lại, tránh sử dụng quá nhiều nhựa trong bao bì đóng gói, sử dụng nhựa không cần thiết.
+ Sử dụng những loại đồ vật có thể tái sử dụng thay cho nhựa trong việc đựng nước và thực phẩm.
+ Thúc đấy đổi mới và phát triển các sản phẩm thay thế nhựa. Hoặc khiến nhựa có thể tái sử dụng lại nhiều lần.
+ Đầu tư công nghệ hóa học có thể biến nhựa thành các vật chất khác có thể sử dụng tiếp hoặc chuyển hóa thành nhiên liệu.
+ Giảm thiểu xuất khẩu nhựa tới các nước không có nhiều năng lực trong quản lý và xử lý rác thải.
+ Tăng cường khả năng thu gom rác, đầu tư phát triển các hệ thống xử lý rác thải tiên tiến.
+ Tiếp tục thúc đẩy, tổ chức các hoạt động thiện nguyện dọn dẹp rác thải và bảo tồn các loài sinh vật biển.
+ Tiến hành phân loại rác tại nguồn, gia tăng ý thức người dân về phân loại rác tại nguồn.
Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội Recycle One cũng mang cho mình sứ mệnh bảo vệ môi trường và con người khỏi những tác động xấu nêu trên. Hãy tải app R One để cùng chung tay bảo vệ hành tinh xanh này nhé.
5 việc siêu đơn giản để “sống xanh” dành cho người mới bắt đầu